A+ A A-

Chiều trên hồ Thạch Bàn

     Hồ Thạch Bàn nằm về phía Tây Bắc cửa ngỏ Khu di sản Mỹ Sơn. Hồ có diện tích mặt nước rộng chừng 400 ha, nằm trên địa phận 2 xã là Duy Phú và Duy Thu.

     

Chợ Cổng số 5 xã Duy Phú.

   Chiều rộng lòng hồ có nơi rộng 1km, nước trong hồ chổ sâu nhất chừng 30m, lòng hồ có các đảo và quần đảo nhỏ.

   Hồ Thạch Bàn lấy nước từ các dòng suối chảy từ khu rừng tự nhiên Mỹ Sơn, trong đó lưu lượng nước từ suối Khe Thẻ chiếm phần lớn. Với lượng nước này dùng để tưới cho cánh đồng 3 xã khu Tây huyện Duy Xuyên là Duy Phú, Duy Tân, Duy Thu. Hồ có phong cảnh đẹp, nên thơ, với những ngọn đồi bát úp, những sườn núi trong xanh cùng quan cảnh thiên nhiên  hùng vỹ.

      

Ngôi chùa cổ An Hòa

   Hồ Thạch Bàn là nơi có nhiều loại sinh vật ở các hồ nước và các dòng suối sinh sống như ba ba, rùa, các loại cá như cá chình, cá trằn, cá leo… Xung quanh hồ nhiều câu chuyện được thêu dệt có tính huyền bí đượm màu huyền hoặc gắn với khu di tích Mỹ Sơn. Hiện nay, trong vùng còn có một nghi lễ diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm, thu hút rất đông dân làng các thôn và nhân dân xung quanh tham dự được tổ chức tại ngôi miếu Bà của làng Mỹ Sơn thượng, thuộc thôn Bàn Sơn. Đó là hội Khai Truông và cúng đình Mỹ Sơn. Khai Truông là mở lối lên rừng, lên núi làm ăn. Người dân muốn vào rừng, vào núi phải chèo thuyền để đi qua lòng hồ rộng cả cây số. Cho nên lễ hội này gắn với vùng núi rừng Mỹ Sơn và  lòng hồ Thạch Bàn này. Trước đây, hồ là nơi mưu sinh của người dân thôn Bàn Sơn và các vùng lân cận. Hiện nay, tại thôn Bàn Sơn vẫn còn khoảng 5 hộ dân hằng ngày mưu sinh sông nước trên lòng hồ. Ban ngày, những chiếc thuyền nan giăng lưới rong ruổi khắp mặt hồ. Đêm xuống, các hoạt đông đánh bắt cá diễn ra. Cá và sản vật trong hồ được đánh bắt bán lại cho các thương lái thu mua, chuyển đến các nhà hàng, quán bar tại Đà Nẵng. Trong hồ tồn tại loại cá sinh sống rất nhiều có giá trị cao. Đó là cá diết, loại cá này ngoài chất dinh dưỡng còn có giá trị về mặt bổ dưỡng nên được các nhà hàng, thương lái ưu chuộng. Người làm cá thường thức dậy vào tầm 1 giờ sáng, đánh bắt, giăng câu, buông lưới đến lúc mặt trời ló dạng thì cập bến để kịp chuyến chợ sớm. Nằm cách Thạch Bàn không xa là ngôi chợ Cổng Số 5 mà mỗi buổi sáng ở góc chợ chỉ chuyên bán các sản vật khai thác được đánh bắt từ hồ. Những con cá diết còn sống vùng vẫy trong chậu nước, những con ếch, con rô, con tràu… còn tươi mới qua một đêm giăng câu mắc lưới. Thỉnh thoảng người đến chợ còn bắt gặp những chú rùa núi, ba ba bị gô cổ nằm trên sạp với đôi mắt nhìn thao láo.

   

Chiều trên hồ Thạch Bàn

   Chiều mặt hồ lung linh trong vắt, từng đàn chim bay về trú trên những vòm cây, trên những hòn đảo nhỏ giữa lòng hồ, đàn trâu đủng đỉnh giữa triền cỏ xanh tít mắt. Ngôi chùa cổ An Hòa nằm phái tả ngạn có tuổi đời hơn 100 năm vẳng tiếng chuông thanh bạch trên làng nước sương mù.

B.T

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18579961
Hôm nay
Hôm qua
2470
10317