A+ A A-

Nhộn nhịp làng cá hấp

    Những ngày tháng 4 này, chúng tôi ghé thăm làng hấp cá Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duyên Xuyên, tỉnh Quảng Nam, chứng kiến cảnh vào mùa với khí thế sôi nổi, nhộn nhịp và niềm vui đong đầy trên những gương mặt.

    Nhon nhip lang ca hap - Anh 1

Cá hấp phơi trắng bờ sông Thu Bồn.   

   Chỉ cần đặt chân đến đầu làng đã nghe thấy mùi thơm lừng của cá hấp chín lan tỏa ra từ các lò hấp cá. Mới sáng sớm đã có hàng chục tấn cá nục vừa cập bến được đưa vào các lò để làm các công đoạn trước khi hấp.

Nhon nhip lang ca hap - Anh 2

Rửa cá nục trước khi đưa vào lò hấp.   

    Những bước chân người thoăn thắt, tiếng gọi nhau í ới. Kẻ khuân vác, người cùng nhau vận chuyển cá đến từng lò. Cá vừa cập lò, mọi người cho vào xô, thùng, đổ đá ướp để cá tươi ngon. Tiếp đến họ cùng nhau rửa cá cho sạch trước khi hấp. Kẻ được phân công ướp muối vào các thùng chứa cá nục trước khi đưa vào lò hấp, người thì chuẩn bị củi đun, thùng chứa, ngâm vớt cá, sắp vào vỉ, nhóm lò, người khiêng cá ra phơi... Không khí nơi đây vô cùng sôi động.

Nhon nhip lang ca hap - Anh 3   

Vận chuyển cá đã được hấp đi phơi. 

    Khói trắng từ các lò hấp cá bay đầy trời, mùi cá chim thơm lừng lan tỏa khắp nơi. Khi cá được hấp xong, mọi người cùng vận chuyển đem phơi khô. Cá phơi trắng cả sân nhà, dọc hai bên bờ kè sông Thu Bồn và các khu vực ngay bên cạnh lò hấp.

   Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (32 tuổi), ở thôn Thuận An, chủ cơ sở hấp cá Thành Hiền cho biết: “Hàng năm, nghề hấp cá bắt đầu từ tháng 2 đến 8 tháng âm lịch. Để giữ cho cá tươi ngon và đảm bảo vị mặn thì phải thường xuyên cung cấp đủ lượng muối, có như vậy cá hấp ra lò mới đạt yêu cầu. Trong quá trình hấp cá phải canh cho lửa cháy đều, chờ khoảng 15- 20 phút thì cá mới chín. Nghề này cũng gian khó lắm, nhưng có truyền thống cha ông để lại nên chúng tôi rất trân quý nghề”.

   Cách đó không xa là cơ sở hấp cá của chị Trần Thị Bông (39 tuổi). Chị mở lò hấp cá này được 7 năm rồi, mỗi ngày thu mua 6 tấn cá nục nhưng cũng tùy thuộc vào thời tiết. Biển động thì mua được ít cá hơn. Cứ 4 tấn cá nục tươi thì cho ra 1 tấn cá nục khô, giá cá nục từ 8 đến 10.000 đồng/1kg. Hiện tại lò hấp cá của chị giải quyết việc làm cho 9 lao động, tiền công mỗi người khoảng 3,5 triệu đồng/tháng”.

   Các nhân công đang khiêng, kê những những chiếc thùng nhựa lớn chứa đầy đá lạnh. Cá nục tươi từ bến được chuyển vào và sắp từng lớp bên trong các thùng chứa này. Trước khi hấp cá, họ vớt cá từ trong thùng ra rồi rửa lại nước ngọt sau đó cho vào từng vỉ đưa vào lò hấp. Cứ thế, một nhóm 5 chị em thay phiên nhau ngâm vớt cá. Một nhóm khác đẩy các vỉ cá từ lò hấp đem đi phơi khô. Chị Trần Thị Bảy (39 tuổi) là nhân công của lò hấp cá cho biết: “Có nhiều xưởng hấp cá nên đã tạo công việc làm cho chúng tôi kiếm nguồn thu nhập ổn định”.

   Lão ngư Trần Văn Tâm (65 tuổi) cho biết: “Cha ông chúng ta qua bao đời bám biển, chính nhờ thế mà con cháu có thêm nghề hấp cá. Thật đáng mừng khi truyền thống này được giữ vững. Chúng tôi chỉ mong nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa, như tạo điều kiện vay vốn, hỗ trợ thiết bị, máy móc để bà con phát huy nghề truyền thống”.

   Được biết, trung bình mỗi ngày làng cá Thuận An xuất hàng chục tấn cá khô đi khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Nghề hấp cá này, không chỉ tạo nguồn thu nhập cho người dân nơi đây mà còn là địa điểm thu hút các khách du lịch.

Tấn Thành - Chí Đại

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18633501
Hôm nay
Hôm qua
1429
3647