A+ A A-

Nghiệp vụ viết tin

I. Phương pháp viết tin:

1. Quan niệm về thể loại Tin.
alt 

-  Tin là thể loại cơ bản, xung kích nhất trong các thể loại báo chí.

- Tin tức phản ánh những cái mới(cụ thể, đang xảy ra, sắp xảy ra mà nhiều người muốn biết), tin phản ánh những sự kiện, sự việc có thật, tiêu biểu, có quan hệ và có ý nghĩa với nhiều người (tính điển hình ).

- Tin đáp ứng những câu hỏi bức xúc của quần chúng về những cái mới xảy ra, để biết và có những hành động đúng đắn...

Tin chỉphản ánh những sự kiện cụ thể, xảy ra ở địa điểm, không gian cụ thể, có ýnghĩa cụ thể theo quan điểm nhất định. Đó là những sự kiện có thật, mới vừa xảyra, đang xảy ra, sắp xảy ra...

- Tin không phản ánh về những vấn đề của đời sống,mặc dù trong bất cứ sự kiện tiêu biểu nào mà tin phản ánh cũng chứa đựng nhữngvấn đề . Nếu đó là vấn đề cần phải được tiếp tục phản ánh kỹ càng hơn, một sốthể loại khác như bình luận, điều tra, phóng sự... sẽ  tiếp tục vào cuộc.

Tóm lại, Tin là thể loại báo chí cơ bản,ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được thể hiện bằngchữ, bằng lời, bằng hình ảnh để phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra,sắp xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội.

2. Đặc điểm của tin

- So với tất cả các thể loạikhác, Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạybén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới. Nói cách khác,thể loại Tin có nhiệm vụ thông tin, thôngbáo kịp thời nhất về những sự việc, sự kiện thời sự mới nhất, dưới một hìnhthức đơn giản, ngắn gọn nhất.

 - Nói đến Tin là nói đến sự kiện. Sự kiện là đối tượng nhận thức, là đốitượng phản ánh của thể loại tin, đồng thời là nội dung của tin.

- Cần chú ý: Tinkhông phải là sự kiện. Nó chỉ là một cách phản ánh về sự kiện đó. Mối liênhệ giữa chúng là cái này có khả năng vànhiệm vụ phản ánh cái kia. Không phải chỉ có Tin mới được phản ánh sự kiện.Bất cứ thể loại báo chí nào cũng có mối liên quan chặt chẽ đến sự kiện hoặc bắtđầu từ sự kiện.

- Không phải mọi sự kiện đều trở thành đối tượng phản ánhcủa tin. Tin chỉ quan tâm đến các sự kiện thời sự cấp bách. Đó là nhữngsự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảyra hoặc mới phát hiện được...

- Sự kiện thời sự cấp bách thường tập trung phản ánh thời điểm bắt đầu và kết thúc của mộtquá trình vận động phát triển của những sự kiện có quy mô lớn hơn.

- Sự khác biệt về phương diệnthể loại của Tin với các thể loại báo chí khác là ở chỗ: nó có cách thức riêng trong việc phản ánhnhững sự kiện thời sự . Chính điều đó đã tạo ra những điểm khác biệt về nộidung và hình thức của thể loại.

 - Tin bám sát những sự kiện mới một cách nhạybén và phản ánh sự kiện ở thời điểm tiêubiểu, đỉnh cao như sự mở đầu, kết thúc hoặc ở những thời điểm mà sự kiệnbộc lộ thêm những tính chất mới.

- Tin không phản ánh sựkiện  một cách đầy đủ theo tiến trình,diễn biến mà chỉ thông báo về sự kiện mộtcách kịp thời ở những thời điểm tiêu biểu - nơi sự kiện bộc lộ bản chất củanó rõ nhất. Tin phản ánh sự kiện giống như những “lát cắt”, ở những thời điểmđỉnh cao - nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó rõ nhất.

- Nếu sự kiện mà Tin phản ánhvẫn còn đặt ra những vấn đề cần phảiluận bàn hoặc cần được làm sáng tỏ thì các thể loại khác (như Bình luận, Điềutra, Ký chính luận, Phóng sự...) sẽ tiếp tục vào cuộc để tiếp tục phản ánh đầyđủ hơn, toàn diện hơn.

- Tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn. Trướchết, nó tập trung vào bốn câu hỏi đầu tiên là: Chuyện gì? (What), Khi nào?(When), ở đâu?(Where), Ai?(Who)? Cácdạng tin ngắn, tin tường thuật còn có thể trả lời các câu hỏi như: Với ai (Which), Như thế nào How ), Tại sao(Why)... Trong hầu hết các trường hợp, ba câu hỏi đầu tiên thường được trảlời gọn trong một câu văn.

                                        

alt                                                              Nhanh chóng, kịp thời

altalt*Ba đặcđiểm của tin tức                           Ngắn gọn, cô đọng.

                                                            Phản ánh cái mới

alt

- II. Các dạng tin thông dụng
Trên báo chí nước ta hiện nayđang sử dụng một số dạng tin thông dụng như: Tin vắn, Tin ngắn, Tin tường thuật, Tin tổng hợp, Ảnh tin, Tin kèm ảnh. Chúng ta sẽ lần lượt xemxét từng dạng tin:

 1. Tin vắn:

- Có nhiệm vụ  thôngbáo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện với độ dài chỉ  khoảng từ 30 đến 60 chữ ( tương đương với thờilượng từ 10 đến 20 giây khi đọc trênđài phát thanh, truyền hình).

- Trên báo in, dạng tin nàythường được bố trí tâp trung trong một chuyên mục. Ví dụ : Tin giờ chót, Tin vắn thế giới; Thờisự quốc tế; Tin mới nhận; Tin vắn...

- Tin vắn có nhiệm vụ thông báovắn tắt về những sự việc , sự kiện xảy ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống .

- Do dung lượng rất ngắn nênthông thường nó chỉ có thể trả lời bốn câu hỏi: Chuyện gì ? ở đâu ? Khi nào ? Ai ?

- Toàn bộ nội dung của một Tinvắn có thể  chỉ gói gọn trong một hoặchai câu văn.

- Tin vắn không có lời bình . Nócó thể có hoặc không cần có đầu đề (tít). 

- Tin vắn thường được viết ratheo các mô hình: hình chóp ngượchình viên kim cương. Nó đòi hỏi khả năngnắm bắt sự kiện và diễn tả một cách chính xác những điều cơ bản của sự kiện đótrong một khuôn khổ tiết kiệm lời nhất.

2. Tin ngắn

- Tin ngắn có độ dài lớn hơn Tinvắn. Nó có thể dao động từ 60 chữ đếngần 100 chữ ( tương đương với thời lượng từ 20 đến 30 giây khi đọc trên phát thanh, truyền hình) .

- So với Tin vắn, Tin ngắn cóthể thông báo tương đối trọn vẹn về mộtsự kiện bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí( 6W + H ). Đây là dạng tin phổ biếnnhất trên báo chí.

- Ở cuối một Tin ngắn đôi khi cóthể có một lời bình. Tuy nhiên, người ta chỉ dùng lời bình trong trường hợpphản ánh một sự kiện phức tạp, có thể gây ra những cách hiểu không đúng .

- Giống như tin vắn, tin ngắncũng có thể bám sát phản ánh những sự kiện đa dạng nảy sinh hàng ngày. Nó cũngthường được viết ra theo hai mô hình Viênkim cươngHình chóp ngược.

3. Tin tườngthuật  

- Tin tường thuật thường dài hơnTin ngắn. Nó có thể dài tới gần 200 chữ ( hoặc thời lượng khoảng một phút trên sóngphát thanh, truyền hình).

- Điểm nổi bật nhất của dạng tinnày là bám sát theo tiến trình diễn biến của sự kiện.

- Tin tường thuật thường đượcdùng để phản ánh những sự kiện lớn, nổi bật.

- Mở đầu của một Tin tường thuậtthường được viết theo mô hình Viên kimcương hoặc hình Tháp ngược. Tuynhiên phần thân tin lại được cấu trúc theo mô hình Hình chữ nhật. Điều này cólý do ở chỗ Tin tường thuật có nhiệm vụ trình bày sự kiên theo đúng trục pháttriển tự nhiên của nó.

 - Giữa một Tin tường thuật so với một Bàitường thuật có nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt này thường được thể hiệnở  mấy điểm sau đây:

+Tin  tường thuật có dung lượng ngắn (tối đã chỉ khoảng 200 chữ), còn bàiTường thuật có dung lượng lớn hơn nhiều (có thể lên đến hơn một nghìn hoặc mộtnghìn rưỡi chữ).

+Tin tường thuật có ít chi tiếtvà các chi tiết phải có tính chất khái quát (thể hiện một bước phát triển ởđỉnh cao của sự kiện), còn bài Tường thuật do có dung lượng lớn nên có thể chứađựng một mật độ chi tiết dày đặc. Dođó, các chi tiết trong bài tường thuật thường nhiều hơn, cụ thể tỷ mỷ hơn, đadạng hơn.

+Tin tường thuật chỉ có thểthông báo một cách vắn tắt về sự kiện, còn bài tường thuật luận bàn, đánh giá,giải thích tương đối cặn kẽ về những diễn biến của sự kiện với bề rộng và chiềusâu cần thiết...

+Ngôn ngữ của bài tường thuậtsinh động, đa dạng và giàu sức biểu hiệ hơn rất nhiều so với ngôn ngữ trong Tintường thuật.

  4. Tin tổng hợp

- Dạng tin này được dùng khiphải đồng thời thông báo về hàng loạtnhững sự việc, sự kiện có tầm quan trọng ngang nhau. Ví dụ: thông tin vềhoạt động toàn ngành Thuế nhân một ngày lễ lớn, nhân một dịp kỷ niệm trọng đại;thông tin về một đợt thi đua sôi nổi diễn ra trên nhiều địa phương, nhiều vùng,miền khác nhau...

- Các chi tiết trong Tin tổnghợp thường được bố trí theo một trật tự nào đó có thể giúp cho công chúng tiếpnhận dễ dàng nhất (ví dụ: theo thứ tự trên- dưới; ngang - dọc; nhiều - ít hoặc theo trình tự thời gian, theo thứ tự địa lý v.v...).

- Trong một số trường hợp, nếucó sự bùng nổ về dung lượng, một Tin tổng hợp có thể trở thành một bản tin (bao gồm nhiều Tin trong lòngnó). Trên các báo, hiện tượng này thường xảy ra dưới các hình thức: Tin cuốingày, Tin giờ chót, Tin vắn, Điểm tin trong tuần v.v…

- Nhìn trên tổng thể, Tin tổnghợp thường được xây dựng theo mô hình Hìnhchữ nhật. Tuy nhiên, một Tin tổng hợp cũng có thể được xây dựng bằng nhiềutin vắn nối tiếp nhau và trong trường hợp đó, mỗi Tin vắn có thể có cấutrúc theo hình Tháp ngược hoặc hình Viên kim cương.

- Tuy không có những giới hạn cụthể về dung lượng nhưng một Tin tổng hợp khôngnên dài quá 200 chữ (hoặc một phút trên sóng phát thanh, truyền hình).          Ngoàibốn dạng tin trên, còn có một số dạng tin khác như "Tin công báo", "Tin bình", "Tin sâu"v.v... Đó là chưa kể đến những hình thức giao thoa đan xen giữa các dạng. Tấtcả những điều đó đã tạo ra những cách thức đưa tin rất phong phú, đa dạng...

III. Kỹ năngviết tin:

1.Yêu cầu chung:

- Câu hỏi thường trực của ngườiviết tin là: Viết cho ai? Viết về sựviệc, sự kiện gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Xảy ra như thế nào? Tại sao nólại xảy ra?Kết quả của sự việc, sự kiện đó ra sao? Một tin đơn giản nhấtcũng phải trả lời được các câu hỏi: Cáigì?, Ở đâu?, Khi nào?Ai?

- Tin thông báo điểm đầu vàđiểm chót của sự kiện. Đó chính là những cái mới xuất hiện, mới mất đi,những cái mới đột biến, xảy ra rất nhanh nên người làm Tin phải có khả năng nắmbắt, chớp lấy nó.

- Tin nói bằng sự kiện, có sốliệu cụ thể, trực tiếp. Nó thuyết phục công chúng bằng sự thật tiêu biểu chứkhông phải bằng lý lẽ hay ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu.

- Ngôn ngữ của tin thể hiện rõ tínhchất thông báo. Do đó, nó thường đơn giản, trực tiếp, cụ thể, không cótính hình tượng, không giàu cảm xúc và cũng hầu như không có sự trau chuốt vềcâu chữ (như ngôn ngữ trong Phóng sự, bài phản ánh…).

- Mào đầu (Đoạn mở đầu hoặc câu văn mở đầu) của tin phải có khảnăng tóm tắt toàn bộ nội dung tin, phải thông báo ngay được điều quantrọng nhất, chủ yếu nhất của sự kiện mới. Đoạn này thườg ngắn gọn nhưngphải chứa đựng được những chi tiết, số liệu, tính chất… quan trọng nhất của tin(như: nguồn tin, thời gian xẩy ra sựkiện, địa điểm, người trong cuộc, sự kiện gì.

- Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sungnhằm làm sáng tỏ những điều đã được nêu ở phần mào đầu.

- Thể loại Tin thường khôngcó phần kết.

2.Các bước viết tin

- Để có thể viết được một Tintheo đúng những tiêu chí thể loại, thông thường người ta tiến hành theo cácbước như sau :

2.1. Lựa chọn sựkiện:

Đây là bước đi quan trọng đầutiên. Một sự kiện được lựa chọn để viết Tin phải đáp ứng được những yêu cầu sauđây:

+Xác thực: Sự việc, sự kiện phải là sự thật, có thời gian xác định,có địa chỉ cụ thể ...

+Mới xảy ra: ý nghĩa của cái mớiở đây có thể được hiểu theo hai cách: một là sự kiện vừa mới xảy ra (mà ngườiviết Tin là người đầu  tiên phát hiện ,chứng kiến và viết về nó); hai là những khía cạnh mới được biết đến của những sự kiện đã biết .

 

 + Tiêu biểu : Trong đời sốngcó vô vàn những sự việc sự kiện ngẫu nhiên . Những sự việc sự kiện mà Tin phảnánh phải tiêu biểu cho sự vận động đích thực của đời sống.

2.2 Lựa chọndạng và mô hình

- Căn cứ vào tính chất, mứcđộ, tầm quan trọng của sự kiện và căn cứ vào ý đồ, vào mục đích thôngtin, vào thái độ chính trị mà người viết Tin tiến hành lựa chọn dạngvà mô hình thích hợp cho Tin.

- Tầm quan trọng của sự kiệnquyết định hình thức thể hiện của Tin. Việc lựa chọn dạng và mô hình choTin còn gắn liền với việc xác định chi tiết quan trọng nhất của sự kiện.

2.3. Đặt đầu đềcho tin

- Do Tin phản ánh những sự kiệnmới nên đầu đề của Tin cũng trực tiếp tham gia thông tin và phải gắn liềnvới sự kiện mới đó. Đầu đề của Tin phảitrực tiếp phản ánh nội dung. Do đó, nó chỉ được đặt theo cách thứ nhất(trong ba cách đã nêu ở trên). Yêu cầu chung của đầu đề tác phẩm Tin là phải chứđựng những thông tin cốt lõi nhất.

- Thông thường, người ta haychọn một chi tiết hoặc số liệu nổi bậtnhất, quan trọng nhất, hấp dẫn nhất để làm đầu đề cho Tin. Rất ít khi cónhững đầu đề Tin được đặt bằng những vấnđề toát ra từ sự kiện.

Chú ý:

+Một Tin thường chỉ có mộtđầu đề (đầu đề chính) hoặc có thể có hai đầu đề (đầu đề chính + đầuđề phụ hoặc: đầu đề dẫn + đầu đề chính).

+Trong các dạng tin, Tin vắn cóthể có hoặc không có đầu đề.

+ Chỉ những Tin phản ánh nhữngsự kiện đặc biệt quan trọng mới có cả ba dạng đầu đề trên cùng một tác phẩm.

2.4. Câu mở đầucủa tin

- Đối với Tin, câu mở đầu có mộttầm quan trọng đặc biệt. Nếu như chỉ đượcphép nói một câu để thông báo về sự kiện, thì đó chính là câu mở đầu của Tin.

- Câu mở đầu của Tin phải chứa đựngđược thôngđiệp cốt lõi, chủ yếu nhất. Nó là sự nhắc lại và bổ sung hoàn chỉnhcái quan trọng nhất mà tít đã thông báo.

Khi viết tin cho đài phát thanh cần chú ý:

+Tin viết cho phát thanh phải đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nghe, dễhiểu, dễ nhớ. Đó là lối viết để thông báo kịp thời về những điều vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảyra.

+Tin viết cho phátthanh chỉ nên có thời lượng dao động trong khoảng từ 10 đến 30 giây, tức làtrong khoảng từ 30 đến dưới 100 chữ.Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Tin phát thanh cũng có thể kéo dàitới 45 giây, thậm chí dài tới một phút (khoảng 180 chữ). Trong những trường hợpđặc biệt, một Tin tường thuật hoặc Tin tổng hợp trên sóng phát thanh có thể dàihơn một phút (tối đa là 200 chữ).

+Tin phát thanh được viết theohai mô hình chủ yếu là Hìnhtháp ngược và hình Viên kim cương. Đâylà hai mô hình chiếm ưu thế. Sự hấp dẫn của những thông tin quan trọng được đưalên trên sẽ thu hút thính giả ngay từ những lời đầu tiên.

+Trong tin phát thanh, thông tin quan trọng nằm trong câu mở đầu nhưngkhông nên đặt ngay trong những chữ đầu tiên nhằm tránh tìnhtrạng người nghe chưa kịp tập trung chú ý thì thông tin đã đi qua.

+Viết cho phát thanh nói chung và viết Tin phát thanh nóiriêng chỉ nên dùng những câu đơn giản, dao động trên dưới 20 chữ để khi thểhiện, phát thanh viên có thể nói gọntrong một hơi. Nếu là tin có dung lượng dài tới một chút thì nên chia rathành nhiều đoạn ngắn, mỗi đoạn gồm hai hoặc ba câu để cho dễ đọc.

+Trong phát thanh, ngôn ngữcàng trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu.Ngôn ngữ trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu phải được coi như những nguyên tắc trongphương thức biểu đạt của Tin viết cho phát thanh.

2.5. Kết luận về Tin

- Tin là thể loại xung kích, nềntảng của báo chí, có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới, tiêu biểu, cấpbách. 

- So với tất cả các thể loại báochí khác, tin có thể phản ánh sự kiện nhanhnhất, ngắn gọn nhất với một dung lượng côđúc, chặt chẽ nhất.

- Ngôn ngữ của tin mang tínhchất thông báo nên rất đơn giản, ngắn gọn và gắn liền với sự kiện, mang tính chất sự kiện một cách rõ rệt.

- Khi viết tin không nên bìnhluận dài dòng. Trong trường hợp người viết muốn có một lời bình sau khi đã phảnánh về sự kiện thì lời bình phải rất ngắn gọn (chỉ một câu) và thường được đặtở cuối tin.

THỂLOẠI TIN

I. Phương pháp viết tin:

1. Quan niệm về thể loại Tin

-  Tin là thể loại cơ bản, xung kích nhất trongcác thể loại báo chí.

- Tin tức phản ánh những cái mới(cụ thể, đang xảy ra, sắp xảy ra mà nhiều người muốn biết), tin phản ánh nhữngsự kiện, sự việc có thật, tiêu biểu, có quan hệ và có ý nghĩa với nhiều người (tính điển hình ).

- Tin đáp ứng những câu hỏi bứcxúc của quần chúng về những cái mới xảy ra, để biết và có những hành động đúngđắn...

Tin chỉphản ánh những sự kiện cụ thể, xảy ra ở địa điểm, không gian cụ thể, có ýnghĩa cụ thể theo quan điểm nhất định. Đó là những sự kiện có thật, mới vừa xảyra, đang xảy ra, sắp xảy ra...

- Tin không phản ánh về những vấn đề của đời sống,mặc dù trong bất cứ sự kiện tiêu biểu nào mà tin phản ánh cũng chứa đựng nhữngvấn đề . Nếu đó là vấn đề cần phải được tiếp tục phản ánh kỹ càng hơn, một sốthể loại khác như bình luận, điều tra, phóng sự... sẽ  tiếp tục vào cuộc.

Tóm lại, Tin là thể loại báo chí cơ bản,ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được thể hiện bằngchữ, bằng lời, bằng hình ảnh để phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra,sắp xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội.

2. Đặc điểm củatin

- So với tất cả các thể loạikhác, Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạybén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới. Nói cách khác,thể loại Tin có nhiệm vụ thông tin, thôngbáo kịp thời nhất về những sự việc, sự kiện thời sự mới nhất, dưới một hìnhthức đơn giản, ngắn gọn nhất.

 - Nói đến Tin là nói đến sự kiện. Sự kiện là đối tượng nhận thức, là đốitượng phản ánh của thể loại tin, đồng thời là nội dung của tin.

- Cần chú ý: Tinkhông phải là sự kiện. Nó chỉ là một cách phản ánh về sự kiện đó. Mối liênhệ giữa chúng là cái này có khả năng vànhiệm vụ phản ánh cái kia. Không phải chỉ có Tin mới được phản ánh sự kiện.Bất cứ thể loại báo chí nào cũng có mối liên quan chặt chẽ đến sự kiện hoặc bắtđầu từ sự kiện.

- Không phải mọi sự kiện đều trở thành đối tượng phản ánhcủa tin. Tin chỉ quan tâm đến các sự kiện thời sự cấp bách. Đó là nhữngsự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảyra hoặc mới phát hiện được...

- Sự kiện thời sự cấp bách thường tập trung phản ánh thời điểm bắt đầu và kết thúc của mộtquá trình vận động phát triển của những sự kiện có quy mô lớn hơn.

- Sự khác biệt về phương diệnthể loại của Tin với các thể loại báo chí khác là ở chỗ: nó có cách thức riêng trong việc phản ánhnhững sự kiện thời sự . Chính điều đó đã tạo ra những điểm khác biệt về nộidung và hình thức của thể loại.

 - Tin bám sát những sự kiện mới một cách nhạybén và phản ánh sự kiện ở thời điểm tiêubiểu, đỉnh cao như sự mở đầu, kết thúc hoặc ở những thời điểm mà sự kiệnbộc lộ thêm những tính chất mới.

- Tin không phản ánh sựkiện  một cách đầy đủ theo tiến trình,diễn biến mà chỉ thông báo về sự kiện mộtcách kịp thời ở những thời điểm tiêu biểu - nơi sự kiện bộc lộ bản chất củanó rõ nhất. Tin phản ánh sự kiện giống như những “lát cắt”, ở những thời điểmđỉnh cao - nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó rõ nhất.

- Nếu sự kiện mà Tin phản ánhvẫn còn đặt ra những vấn đề cần phảiluận bàn hoặc cần được làm sáng tỏ thì các thể loại khác (như Bình luận, Điềutra, Ký chính luận, Phóng sự...) sẽ tiếp tục vào cuộc để tiếp tục phản ánh đầyđủ hơn, toàn diện hơn.

- Tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn. Trướchết, nó tập trung vào bốn câu hỏi đầu tiên là: Chuyện gì? (What), Khi nào?(When), ở đâu?(Where), Ai?(Who)? Cácdạng tin ngắn, tin tường thuật còn có thể trả lời các câu hỏi như: Với ai (Which), Như thế nào How ), Tại sao(Why)... Trong hầu hết các trường hợp, ba câu hỏi đầu tiên thường được trảlời gọn trong một câu văn.

                                        

                                                             - Nhanh chóng, kịp thời

*Ba đặcđiểm của tin tức                  - Ngắn gọn, cô đọng.

                                                             -Phản ánh cái mới

II. Các dạng tin thông dụng

- Trên báo chí nước ta hiện nayđang sử dụng một số dạng tin thông dụng như: Tin vắn, Tin ngắn, Tin tường thuật, Tin tổng hợp, Ảnh tin, Tin kèm ảnh. Chúng ta sẽ lần lượt xemxét từng dạng tin:

 1. Tin vắn:

- Có nhiệm vụ  thôngbáo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện với độ dài chỉ  khoảng từ 30 đến 60 chữ ( tương đương với thờilượng từ 10 đến 20 giây khi đọc trênđài phát thanh, truyền hình).

- Trên báo in, dạng tin nàythường được bố trí tâp trung trong một chuyên mục. Ví dụ : Tin giờ chót, Tin vắn thế giới; Thờisự quốc tế; Tin mới nhận; Tin vắn...

- Tin vắn có nhiệm vụ thông báovắn tắt về những sự việc , sự kiện xảy ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống .

- Do dung lượng rất ngắn nênthông thường nó chỉ có thể trả lời bốn câu hỏi: Chuyện gì ? ở đâu ? Khi nào ? Ai ?

- Toàn bộ nội dung của một Tinvắn có thể  chỉ gói gọn trong một hoặchai câu văn.

- Tin vắn không có lời bình . Nócó thể có hoặc không cần có đầu đề (tít). 

- Tin vắn thường được viết ratheo các mô hình: hình chóp ngượchình viên kim cương. Nó đòi hỏi khả năngnắm bắt sự kiện và diễn tả một cách chính xác những điều cơ bản của sự kiện đótrong một khuôn khổ tiết kiệm lời nhất.

2. Tin ngắn

- Tin ngắn có độ dài lớn hơn Tinvắn. Nó có thể dao động từ 60 chữ đếngần 100 chữ ( tương đương với thời lượng từ 20 đến 30 giây khi đọc trên phát thanh, truyền hình) .

- So với Tin vắn, Tin ngắn cóthể thông báo tương đối trọn vẹn về mộtsự kiện bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí( 6W + H ). Đây là dạng tin phổ biếnnhất trên báo chí.

- Ở cuối một Tin ngắn đôi khi cóthể có một lời bình. Tuy nhiên, người ta chỉ dùng lời bình trong trường hợpphản ánh một sự kiện phức tạp, có thể gây ra những cách hiểu không đúng .

- Giống như tin vắn, tin ngắncũng có thể bám sát phản ánh những sự kiện đa dạng nảy sinh hàng ngày. Nó cũngthường được viết ra theo hai mô hình Viênkim cươngHình chóp ngược.

3. Tin tườngthuật  

- Tin tường thuật thường dài hơnTin ngắn. Nó có thể dài tới gần 200 chữ ( hoặc thời lượng khoảng một phút trên sóngphát thanh, truyền hình).

- Điểm nổi bật nhất của dạng tinnày là bám sát theo tiến trình diễn biến của sự kiện.

- Tin tường thuật thường đượcdùng để phản ánh những sự kiện lớn, nổi bật.

- Mở đầu của một Tin tường thuậtthường được viết theo mô hình Viên kimcương hoặc hình Tháp ngược. Tuynhiên phần thân tin lại được cấu trúc theo mô hình Hình chữ nhật. Điều này cólý do ở chỗ Tin tường thuật có nhiệm vụ trình bày sự kiên theo đúng trục pháttriển tự nhiên của nó.

 - Giữa một Tin tường thuật so với một Bàitường thuật có nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt này thường được thể hiệnở  mấy điểm sau đây:

+Tin  tường thuật có dung lượng ngắn (tối đã chỉ khoảng 200 chữ), còn bàiTường thuật có dung lượng lớn hơn nhiều (có thể lên đến hơn một nghìn hoặc mộtnghìn rưỡi chữ).

+Tin tường thuật có ít chi tiếtvà các chi tiết phải có tính chất khái quát (thể hiện một bước phát triển ởđỉnh cao của sự kiện), còn bài Tường thuật do có dung lượng lớn nên có thể chứađựng một mật độ chi tiết dày đặc. Dođó, các chi tiết trong bài tường thuật thường nhiều hơn, cụ thể tỷ mỷ hơn, đadạng hơn.

+Tin tường thuật chỉ có thểthông báo một cách vắn tắt về sự kiện, còn bài tường thuật luận bàn, đánh giá,giải thích tương đối cặn kẽ về những diễn biến của sự kiện với bề rộng và chiềusâu cần thiết...

+Ngôn ngữ của bài tường thuậtsinh động, đa dạng và giàu sức biểu hiệ hơn rất nhiều so với ngôn ngữ trong Tintường thuật.

  4. Tin tổng hợp

- Dạng tin này được dùng khiphải đồng thời thông báo về hàng loạtnhững sự việc, sự kiện có tầm quan trọng ngang nhau. Ví dụ: thông tin vềhoạt động toàn ngành Thuế nhân một ngày lễ lớn, nhân một dịp kỷ niệm trọng đại;thông tin về một đợt thi đua sôi nổi diễn ra trên nhiều địa phương, nhiều vùng,miền khác nhau...

- Các chi tiết trong Tin tổnghợp thường được bố trí theo một trật tự nào đó có thể giúp cho công chúng tiếpnhận dễ dàng nhất (ví dụ: theo thứ tự trên- dưới; ngang - dọc; nhiều - ít hoặc theo trình tự thời gian, theo thứ tự địa lý v.v...).

- Trong một số trường hợp, nếucó sự bùng nổ về dung lượng, một Tin tổng hợp có thể trở thành một bản tin (bao gồm nhiều Tin trong lòngnó). Trên các báo, hiện tượng này thường xảy ra dưới các hình thức: Tin cuốingày, Tin giờ chót, Tin vắn, Điểm tin trong tuần v.v…

- Nhìn trên tổng thể, Tin tổnghợp thường được xây dựng theo mô hình Hìnhchữ nhật. Tuy nhiên, một Tin tổng hợp cũng có thể được xây dựng bằng nhiềutin vắn nối tiếp nhau và trong trường hợp đó, mỗi Tin vắn có thể có cấutrúc theo hình Tháp ngược hoặc hình Viên kim cương.

- Tuy không có những giới hạn cụthể về dung lượng nhưng một Tin tổng hợp khôngnên dài quá 200 chữ (hoặc một phút trên sóng phát thanh, truyền hình).          Ngoàibốn dạng tin trên, còn có một số dạng tin khác như "Tin công báo", "Tin bình", "Tin sâu"v.v... Đó là chưa kể đến những hình thức giao thoa đan xen giữa các dạng. Tấtcả những điều đó đã tạo ra những cách thức đưa tin rất phong phú, đa dạng...

III. Kỹ năngviết tin:

1.Yêu cầu chung:

- Câu hỏi thường trực của ngườiviết tin là: Viết cho ai? Viết về sựviệc, sự kiện gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Xảy ra như thế nào? Tại sao nólại xảy ra?Kết quả của sự việc, sự kiện đó ra sao? Một tin đơn giản nhấtcũng phải trả lời được các câu hỏi: Cáigì?, Ở đâu?, Khi nào?Ai?

- Tin thông báo điểm đầu vàđiểm chót của sự kiện. Đó chính là những cái mới xuất hiện, mới mất đi,những cái mới đột biến, xảy ra rất nhanh nên người làm Tin phải có khả năng nắmbắt, chớp lấy nó.

- Tin nói bằng sự kiện, có sốliệu cụ thể, trực tiếp. Nó thuyết phục công chúng bằng sự thật tiêu biểu chứkhông phải bằng lý lẽ hay ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu.

- Ngôn ngữ của tin thể hiện rõ tínhchất thông báo. Do đó, nó thường đơn giản, trực tiếp, cụ thể, không cótính hình tượng, không giàu cảm xúc và cũng hầu như không có sự trau chuốt vềcâu chữ (như ngôn ngữ trong Phóng sự, bài phản ánh…).

- Mào đầu (Đoạn mở đầu hoặc câu văn mở đầu) của tin phải có khảnăng tóm tắt toàn bộ nội dung tin, phải thông báo ngay được điều quantrọng nhất, chủ yếu nhất của sự kiện mới. Đoạn này thườg ngắn gọn nhưngphải chứa đựng được những chi tiết, số liệu, tính chất… quan trọng nhất của tin(như: nguồn tin, thời gian xẩy ra sựkiện, địa điểm, người trong cuộc, sự kiện gì.

- Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sungnhằm làm sáng tỏ những điều đã được nêu ở phần mào đầu.

- Thể loại Tin thường khôngcó phần kết.

2.Các bước viết tin

- Để có thể viết được một Tintheo đúng những tiêu chí thể loại, thông thường người ta tiến hành theo cácbước như sau :

2.1. Lựa chọn sựkiện:

Đây là bước đi quan trọng đầutiên. Một sự kiện được lựa chọn để viết Tin phải đáp ứng được những yêu cầu sauđây:

+Xác thực: Sự việc, sự kiện phải là sự thật, có thời gian xác định,có địa chỉ cụ thể ...

+Mới xảy ra: ý nghĩa của cái mớiở đây có thể được hiểu theo hai cách: một là sự kiện vừa mới xảy ra (mà ngườiviết Tin là người đầu  tiên phát hiện ,chứng kiến và viết về nó); hai là những khía cạnh mới được biết đến của những sự kiện đã biết .

 

 + Tiêu biểu : Trong đời sốngcó vô vàn những sự việc sự kiện ngẫu nhiên . Những sự việc sự kiện mà Tin phảnánh phải tiêu biểu cho sự vận động đích thực của đời sống.

2.2 Lựa chọndạng và mô hình

- Căn cứ vào tính chất, mứcđộ, tầm quan trọng của sự kiện và căn cứ vào ý đồ, vào mục đích thôngtin, vào thái độ chính trị mà người viết Tin tiến hành lựa chọn dạngvà mô hình thích hợp cho Tin.

- Tầm quan trọng của sự kiệnquyết định hình thức thể hiện của Tin. Việc lựa chọn dạng và mô hình choTin còn gắn liền với việc xác định chi tiết quan trọng nhất của sự kiện.

2.3. Đặt đầu đềcho tin

- Do Tin phản ánh những sự kiệnmới nên đầu đề của Tin cũng trực tiếp tham gia thông tin và phải gắn liềnvới sự kiện mới đó. Đầu đề của Tin phảitrực tiếp phản ánh nội dung. Do đó, nó chỉ được đặt theo cách thứ nhất(trong ba cách đã nêu ở trên). Yêu cầu chung của đầu đề tác phẩm Tin là phải chứđựng những thông tin cốt lõi nhất.

- Thông thường, người ta haychọn một chi tiết hoặc số liệu nổi bậtnhất, quan trọng nhất, hấp dẫn nhất để làm đầu đề cho Tin. Rất ít khi cónhững đầu đề Tin được đặt bằng những vấnđề toát ra từ sự kiện.

Chú ý:

+Một Tin thường chỉ có mộtđầu đề (đầu đề chính) hoặc có thể có hai đầu đề (đầu đề chính + đầuđề phụ hoặc: đầu đề dẫn + đầu đề chính).

+Trong các dạng tin, Tin vắn cóthể có hoặc không có đầu đề.

+ Chỉ những Tin phản ánh nhữngsự kiện đặc biệt quan trọng mới có cả ba dạng đầu đề trên cùng một tác phẩm.

2.4. Câu mở đầucủa tin

- Đối với Tin, câu mở đầu có mộttầm quan trọng đặc biệt. Nếu như chỉ đượcphép nói một câu để thông báo về sự kiện, thì đó chính là câu mở đầu của Tin.

- Câu mở đầu của Tin phải chứa đựngđược thôngđiệp cốt lõi, chủ yếu nhất. Nó là sự nhắc lại và bổ sung hoàn chỉnhcái quan trọng nhất mà tít đã thông báo.

Khi viết tin cho đài phát thanh cần chú ý:

+Tin viết cho phát thanh phải đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nghe, dễhiểu, dễ nhớ. Đó là lối viết để thông báo kịp thời về những điều vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảyra.

+Tin viết cho phátthanh chỉ nên có thời lượng dao động trong khoảng từ 10 đến 30 giây, tức làtrong khoảng từ 30 đến dưới 100 chữ.Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Tin phát thanh cũng có thể kéo dàitới 45 giây, thậm chí dài tới một phút (khoảng 180 chữ). Trong những trường hợpđặc biệt, một Tin tường thuật hoặc Tin tổng hợp trên sóng phát thanh có thể dàihơn một phút (tối đa là 200 chữ).

+Tin phát thanh được viết theohai mô hình chủ yếu là Hìnhtháp ngược và hình Viên kim cương. Đâylà hai mô hình chiếm ưu thế. Sự hấp dẫn của những thông tin quan trọng được đưalên trên sẽ thu hút thính giả ngay từ những lời đầu tiên.

+Trong tin phát thanh, thông tin quan trọng nằm trong câu mở đầu nhưngkhông nên đặt ngay trong những chữ đầu tiên nhằm tránh tìnhtrạng người nghe chưa kịp tập trung chú ý thì thông tin đã đi qua.

+Viết cho phát thanh nói chung và viết Tin phát thanh nóiriêng chỉ nên dùng những câu đơn giản, dao động trên dưới 20 chữ để khi thểhiện, phát thanh viên có thể nói gọntrong một hơi. Nếu là tin có dung lượng dài tới một chút thì nên chia rathành nhiều đoạn ngắn, mỗi đoạn gồm hai hoặc ba câu để cho dễ đọc.

+Trong phát thanh, ngôn ngữcàng trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu.Ngôn ngữ trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu phải được coi như những nguyên tắc trongphương thức biểu đạt của Tin viết cho phát thanh.

2.5. Kết luận về Tin

- Tin là thể loại xung kích, nềntảng của báo chí, có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới, tiêu biểu, cấpbách. 

- So với tất cả các thể loại báochí khác, tin có thể phản ánh sự kiện nhanhnhất, ngắn gọn nhất với một dung lượng côđúc, chặt chẽ nhất.

- Ngôn ngữ của tin mang tínhchất thông báo nên rất đơn giản, ngắn gọn và gắn liền với sự kiện, mang tính chất sự kiện một cách rõ rệt.

- Khi viết tin không nên bìnhluận dài dòng. Trong trường hợp người viết muốn có một lời bình sau khi đã phảnánh về sự kiện thì lời bình phải rất ngắn gọn (chỉ một câu) và thường được đặtở cuối tin.

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18590682
Hôm nay
Hôm qua
1139
3104