A+ A A-

Khơi dậy sức mạnh của lòng dân, phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

          alt
           Trong lịch sử dân tộc ta có nhiều triều đại đã nhận thức được nhân dân là nguồn sức mạnh vô địch kể cả vật chất và tinh thần trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
          Từ truyền thống đó, các triều đại phong kiến Việt Nam đã đúc kết sức mạnh của lòng dân như : "Phúc chu tín thủy, dân do thủy" (Thuyền có bị lật mới biết rằng dân chẳng khác gì nước - Nguyễn Trãi) " Đắc Quốc ưng tri tại đắc dân" (được nước chính là được lòng dân- Nguyễn Bỉnh Khiêm) "Khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc" (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Nhờ biết vận dụng sức mạnh đó mà đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng non sông đất nước hưng thịnh và phát triển rực rỡ, đưa thế nước vươn cao, khiến các nước lân bang nể trọng.

           Đến thời đại Hồ Chí Minh với tư tưởng của Người và đường lối sáng suốt, nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam, vai trò, vị trí của nhân dân được nâng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

                               "Gốc có vững, cây mới bền

                        Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".

           Nhận thức được sức mạnh và nội lực to lớn của nhân dân, đồng thời thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra ". Ban Thường vụ Huyện uỷ Duy Xuyên chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của đơn vị gắn với thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Ban chỉ đạo thực hiện QCDC từ huyện đến cơ sở được kiện toàn, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn  đưa việc thực hiện QCDC đi vào nề nếp.

          alt
         Cùng với đó, huyện thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các nguồn vốn huy động trong dân để luôn đảm bảo nguồn vốn được đầu tư đúng và hiệu quả. Thông qua đó giúp huyện điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những hạn chế, khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phát huy, nhân rộng những mô hình, cách làm mới có hiệu quả. Nhờ đó, các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện luôn đi đúng hướng, đạt kết quả khả quan, nhất là trong việc xã hội hoá các nguồn lực đầu tư. Qua gần 4 năm triển khai chương trình xây dựng xã nông thôn mới, toàn huyện đã huy động được gần 2.388 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nguồn vốn do nhân dân đóng góp 185 tỷ đồng; vận động được trên 1.600 hộ dân hiến gần 170.000m2 đất, phá dỡ 9.900m2 tường bao, đóng góp 7.598 ngày công lao động để làm đường giao thông, xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở.... .Đến năm 2014, 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Duy Xuyên Duy Trinh đạt 18 tiêu chí;Duy Phước đạt 17 tiêu chí; Duy Sơn đạt 16 tiêu chí và Duy Hòa đạt 15 tiêu chí. Bốn xã này phấn đấu đến giữa năm 2015 đạt các tiêu chí còn lại để về đích xã nông thôn mới, và đến cuối năm 2020 huyện Duy Xuyên cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới.

          Nhờ thực hiện tốt QCDC cơ sở, đã giúp người dân nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc sử dụng nguồn vốn, xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn. Theo kinh nghiệm của các địa phương, mỗi công trình xây dựng nông thôn mới khi triển khai đều công khai, dân chủ, bàn bạc và được sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Cán bộ phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân, không chủ quan, bảo thủ; phải đặt mình vào vị trí của từng người dân để hiểu được suy nghĩ của người dân, từ đó có cách vận động, giải thích hiệu quả để nhân dân hiểu và làm theo. Nhờ đó mà chương trình xây dựng nông thôn mới luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của nhân dân. Đã có 1.600 hộ dân tự nguyện hiến đất, chặt cây ăn quả đến kỳ thu hoạch, phá dỡ tường rào để giải phóng mặt bằng xây dựng nhà văn hoá thôn, mở rộng đường liên xã, liên thôn, liên xóm, trục chính đường nội đồng. Tiêu biểu như khu dân cư thôn Trà Kiệu Tây (xã Duy Sơn), vận động trên 150 hộ dân tự tháo dỡ tường rào, cổng ngõ, vật kiến trúc, hiến 3.537m2 đất vườn để mở rộng và làm đường giao thông, hoặc khu dân cư La Tháp Đông (xã Duy Hoà) vận động nhân dân hiến 3.000m2 đất, đóng góp 1,5 tỷ đồng và trên 3.250 ngày công để làm mới 7,86 km đường giao thông, kiên cố 7 km kênh mương. Xã Duy Hoà, xã Duy Sơn cũng là một điển hình trong việc thực hiện tốt QCDC trong xây dựng nông thôn mới, bằng việc vận động nhân dân thành lập tổ gia đình đoàn kết hoạt động ở tất cả các thôn. Tổ hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, phát huy quyền dân chủ ở địa bàn dân cư. Thông qua tổ liên gia này mọi công việc của thôn, xã đều được thông báo và bàn bạc công khai đến từng người dân, nên có được sự đồng thuận cao và tạo thành phong trào thi đua trong cộng đồng chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, bà con cũng tích cực góp công, góp của xây nhà văn hoá thôn, làm đường giao thông, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế mới, giảm nghèo, đã và đang làm thay đổi diện mạo nông thôn của huyện.

          Có thể khẳng định thực hiện qui chế dân chủ trong việc xây dựng nông thôn mới là việc làm hiệu quả, thiết thực, khơi dậy tinh thần và huy động được nguồn lực to lớn trong dân để phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới, tạo nền tảng vững chắc để nhanh chóng đưa chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện  Duy Xuyên sớm về đích ./.

Đặng Văn Cưu

   

 

 

 


DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18607252
Hôm nay
Hôm qua
1942
5786