A+ A A-

Anh An dệt chiếu cói bằng máy

    Chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Lê Văn An thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh. Nơi đây, bà con không chỉ biết đến anh An là một đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là người mạnh dạn sử dụng máy để sản xuất chiếu cói.

     Anh An tâm sự: “Những năm gần đây, các sản phẩm thủ công không thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ máy móc công nghiệp. Nhiều gia đình không còn mặn mà với công việc này nữa vì vừa vất vả mà thù lao chả đáng bao nhiêu?”

    

Phân xưởng dệt chiếu cói của anh An. Ảnh Hồ Hằng

   Nghĩ vậy, anh An bàn với gia đình mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua máy dệt chiếu. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm sử dụng máy nên sản phẩm làm ra chưa đẹp, nhiều khi máy bị trục trặc, không biết cách sửa chữa. Nhưng với ý chí và sự tìm tòi, mày mò, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, anh An đã làm chủ được chiếc máy dệt chiếu. Anh An chia sẻ: “So với dệt thủ công thì dệt chiếu bằng máy có ưu điểm là nhanh hơn rất nhiều, chất lượng chiếu đồng đều và có thể đáp ứng được những hợp đồng mua chiếu thành phẩm với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Trung bình một ngày máy có thể dệt được 5-6 đôi chiếu. Tuy nhiên, muốn có được một chiếc chiếu đẹp, dù dệt máy hay dệt tay, trước tiên phải chọn ra được những mớ cói đẹp, không sâu, không nấm, đủ độ dài, các sợi đều nhau. Đồng thời, khi dệt đòi hỏi người thợ phải xử lý thật tinh ý, sao cho các đường kẻ mép, bắt biên gọn gàng”.

 

    Nhờ năng động, sáng tạo, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thường xuyên cải tiến mẫu mã nên những lá chiếu do gia đình anh An dệt được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Hiện nay, cơ sở sản xuất chiếu cói của anh An tạo việc làm thường xuyên cho 12-16 lao động, với mức thu nhập  bình quân 3- 3,5 triệu đồng/người/tháng. Chị Dương Thị Hiền, một lao động tại xưởng dệt vui vẻ nói: “ Vừa làm nghề nông, tranh thủ làm việc nhà, thời gian còn lại tôi tham gia dệt chiếu, mỗi tháng cho thu nhập 3,5 triệu đồng, đủ trang trải các khoản chi tiêu cho gia đình”.

   Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư phát triển nghề truyền thống theo hướng cơ giới hóa, mỗi năm gia đình anh Lê Văn An thu lãi hàng trăm triệu đồng. Không chỉ sản xuất giỏi, anh An luôn gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động người dân trong xóm, xã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình; chia sẻ kinh nghiệm, vươn lên ổn định cuộc sống. Đồng thời, với vai trò là đảng viên, anh thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân kết hợp tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

   Anh An bày tỏ: “Để duy trì và phát triển nghề dệt chiếu truyền thống, rất cần có sự quan tâm của Chính quyền trong việc hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để bà con phát triển kinh tế, góp phần giữ gìn và làm giàu từ nghề truyền thống của địa phương”.

   Chúng tôi tin rằng một tương lai không xa, làng nghề truyền thống dệt chiếu xã Duy Vinh sẽ tìm lại hình ảnh ban đầu của mình một thời đã từng vang bóng.

Hồ Hằng

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18540404
Hôm nay
Hôm qua
9037
11487