A+ A A-

Tình hình KT-XH năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ 2013

Thực hiện Nghị quyết Huyện uỷ và Nghị quyết HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, UBND huyện đã xây dựng chương trình công tác năm 2012 bằng các  giải pháp tích cực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.Báo cáo của UBND huyện tập trung đánh giá tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh, xây dựng chính quyền năm 2012; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu năm 2013.

 

I. LĨNH VỰC KINH TẾ:

1. Lĩnh vực sản xuất CN-TTCN: 

Sản xuất CN-TTCN tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn vốn, thị trường và lao động, nhưng các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã nỗ lực khắc phục để tổ chức sản xuất hợp lý nhằm giảm chi phí, duy trì ổn định sản xuất. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 21,61% so với cùng kỳ, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra là tăng 22%. Một số ngành ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, như: công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống đạt 372 tỷ đồng, tăng 61,09%; sản phẩm da, va li, túi xách đạt 236 tỷ đồng, tăng 53,96%; ngành may mặc đạt GTSX 94 tỷ đồng, tăng 52,81% so cùng kỳ. Trong khi đó, GTSX ngành chế biến mây tre, gỗ giảm 17,75% và ngành dệt vải tiếp tục gặp khó khăn, lượng vải chỉ đạt 35 triệu mét,  hầu hết các doanh nghiệp không còn đủ điều kiện để tiếp tục tái đầu tư phát triển sản xuất. Trước tình hình khó khăn đối với sản xuất CN-TTCN, UBND huyện đã khảo sát một số DN ngành dệt và tổ chức gặp mặt đối thoại cùng các doanh nghiệp để tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn theo tinh thần Nghị quyết 13 của Chính phủ.   

Công tác thu hút đầu tư phát triển sản xuất có chuyển biến tích cực. Công ty Sedo Vinako đầu tư tại CCN Đông Yên đã đi vào hoạt động sản xuất; công ty Kết Đoàn (Tây Ban Nha) đầu tư tại CCN Tây An đã triển khai hoạt động sản xuất trong giai đoạn đầu, công ty Hi-Tech (Thái Lan) đã khởi công xây dựng nhà xưởng và đào tạo công nhân. Ngoài ra, đã lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp phép đầu tư dự án chế biến nông sản tại CCN Tây An cho Công ty Hy Sung (Hàn Quốc). Công tác chuẩn bị triển khai CCN Gò Mỹ tại Duy Tân được tổ chức thực hiện tích cực.   

2. Lĩnh vực thương mại- du lịch - dịch vụ:

Hoạt động thương mại, dịch vụ ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Một số chợ nông thôn tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, như: chợ Trà Kiệu, chợ Cổng số 5, chợ Nồi Rang; dự án khu phố chợ Nam Phước được triển khai. Công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng; đã kiểm tra 354 lượt, phát hiện xử lý vi phạm hành chính 136 vụ, với tổng số tiền trên 125 triệu đồng. Thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phối hợp với Sở Công thương và BigC Đà Nẵng tổ chức phiên chợ hàng tiêu dùng Việt Nam tại Trung tâm VHTT huyện được nhân dân hưởng ứng và hoan nghênh.  

Đã tích cực triển khai thực hiện một số hạng mục dự án trong Quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn đến năm 2020; từng bước triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch Duy Xuyên đến năm 2020. Đã cơ bản hoàn thành các hạng mục quy hoạch chi tiết Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu, với tổng mức đầu tư trên 3,5 tỷ đồng; phối hợp với Sở VHTT&DL và Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế (ILO) khảo sát, triển khai xây dựng mô hình du lịch homestay tại khu vực quanh hồ Thạch Bàn, xã Duy Phú; phối hợp với các ngành của tỉnh và tổ chức UNESCO Việt Nam khảo sát một số làng nghề trên địa bàn huyện để xây dựng sản phẩm hàng lưu niệm “Dấu ấn” phục vụ du khách; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh khảo sát, thoả thuận địa điểm đầu tư khu phức hợp Mỹ Sơn giai đoạn I do Công ty đầu tư xây dựng Nam Quảng Nam thực hiện. Công tác cải tiến dịch vụ du lịch và quảng bá du lịch tiếp tục được triển khai thực hiện. Đã thu hút được 220.916 lượt khách đến tham quan, tăng 4,09%, trong đó có 149.081 lượt khách quốc tế; doanh thu gần 12 tỷ đồng, giảm 0,84% so cùng kỳ. 

3. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: 

Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 426 tỷ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ (KH là 4,3%). Kết quả trên đã thể hiện rõ những cố gắng của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành sản xuất và sự nỗ lực phấn đấu của bà con nông dân trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của giá cả thị trường, thời tiết diễn biến bất lợi và các loại dịch bệnh bùng phát, lây lan.

Ngành trồng trọt giữ vững ổn định về quy mô diện tích. Công tác dồn điền đổi thửa, cải tạo chỉnh trang đồng ruộng, bê tông hoá giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương, thuỷ lợi hoá đất màu tiếp tục được triển khai, đã tạo điều kiện thuận lợi để bố trí các loại cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản suất. Tổng diện tích gieo trồng đạt 14.926 ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ, trong đó cây lương thực 9.093 ha, đạt 102,7 % kế hoạch, cây lúa 7.760 ha, tăng 1,5%; cây thực phẩm 3.014 ha đạt 100,4% kế hoạch. Nhờ xác lập được lịch thời vụ, bố trí cơ cấu giống hợp lý và tăng cường các biện pháp thâm canh, phòng trừ dịch bệnh, nên năng suất các loại cây trồng tăng hơn những năm trước. Do đó, tuy vụ Hè- Thu ở một số vùng cây lúa bị ảnh hưởng nắng nóng kéo dài gây lép từ 20-30%, nhưng năng suất lúa bình quân cả năm vẫn đạt 58,96 tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha so năm 2011. Tổng sản lượng lương thực đạt 53.779 tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do tác động của thị trường tiêu thụ và dịch bệnh, hiệu quả thấp. Các quy hoạch chăn nuôi tập trung triển khai thực hiện chậm. Tổng đàn gia súc 63.030 con, giảm 21% ; đàn gia cầm đạt 465.800 con, tăng 3,9 % so cùng kỳ. Công tác thú y, phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh động vật có nhiều cố gắng, cả 2 đợt dịch cúm gia cầm và heo tai xanh đều được bao vây, khống chế trong phạm vi hẹp. Đã khảo sát, sắp xếp từ trên 100 điểm giết mổ trên địa bàn huyện còn 25 cơ sở giết mổ tập trung và đang tiến hành quy hoạch, xây dựng 3 khu giết mổ tập trung quy mô lớn ở 3 vùng trên địa bàn huyện.

Khai thác, nuôi trồng thủy sản có chuyển biến tích cực. Tổng sản lượng đánh bắt đạt 9.042 tấn, tăng 6,2% so cùng kỳ. Nuôi tôm nước lợ đạt sản lượng 285 tấn, tăng 11,6 % so cùng kỳ. Nuôi cá nước ngọt chủ yếu theo phương thức quảng canh, sản lượng đạt 98 tấn.

Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được chú trọng. Nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã được ngăn chặn. Các vụ tranh chấp, khiếu kiện về rừng, đất rừng được chỉ đạo giải quyết theo đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đôn đốc của các ngành chức năng và các địa phương có rừng chưa được thường xuyên, tình trạng người trồng rừng tự ý đốt thực bì trong mùa nắng nóng còn xảy ra ở nhiều nơi, dẫn đến vụ cháy rừng lây lan trên diện rộng gây thiệt hại trên 30 ha rừng trồng tại xã Duy Trung và xã Duy Sơn.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đến nay đã phê duyệt 11/11 Đề án xây dựng xã nông thôn mới; riêng 3 xã điểm đã thông qua quy hoạch lần 3 và đang tích cực triển khai thực hiện; trong đó đáng chú ý trên lĩnh vực nông nghiệp là triển khai quy hoạch sản xuất, cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng, phát triển giao thông nội đồng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn ...

4. Trên lĩnh vực quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ bản:

Về quy hoạch, đã hoàn thành các thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Nam Phước và đang tích cực trình phê duyệt quy hoạch vùng của huyện. Tiến hành điều chỉnh định hướng quy hoạch khu Văn hóa - Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Lăng Bà Thu Bồn (xã Duy Tân); điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư gốm sứ La Tháp (xã Duy Hòa), khu dân cư phố chợ Trà Kiệu (xã Duy Sơn), CCN Đông Yên (xã Duy Trinh) và hướng dẫn 10/11 xã xây dựng, thông qua quy hoạch xã nông thôn mới.

Về đầu tư xây dựng cơ bản, trên địa bàn huyện đã triển khai khởi công xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp trên 32 công trình, với tổng mức đầu tư ngân sách các cấp và hỗ trợ của DN gần 200 tỷ đồng (không tính vốn đầu tư cầu Gò Nổi và cầu Bà Rén). Trong đó, vốn ngân sách huyện trên 110 tỷ đồng. Nhìn chung, các công trình triển khai đúng tiến độ, nhất là các công trình trường học như: Trường THCS  Phù Đổng, Mẫu giáo Duy Phú, TH Duy Hải nhằm kịp đưa vào khai giảng năm học mới và các hạng mục công trình phục vụ kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sỹ, như: Nhà đón khách Đền liệt sỹ huyện, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ xã Duy Châu, Nhà bia tưởng niệm các AHLS xã Duy Phú. Các công trình chuyển tiếp được tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ và hầu hết đã hoàn thành. Đến nay, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng  27/29 công trình mới và 5/6 công trình chuyển tiếp. Riêng tuyến đường ĐH6 Duy Nghĩa, do nguồn vốn tỉnh bố trí còn hạn chế, nên tiến độ chậm so với yêu cầu. Các chương trình kiên cố hoá GTNT, kênh mương nội đồng, dồn điền đổi thửa, đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học được triển khai thực hiện tích cực. Bên cạnh đó, đã chủ động tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Vietinbank để triển khai xây dựng Nhà Văn bia Đền liệt sỹ; Trạm Y tế xã Duy Trung; điểm trường Mẫu giáo thôn Trà Châu, xã Duy Sơn.

Ngoài ra, đã tích cực phối hợp với chủ đầu tư triển khai các công trình trên địa bàn do tỉnh quản lý, như: Hồ Phú Lộc, Hồ Thạch Bàn, kè đê biển Duy Vinh (tuyến số 1), cầu Gò Nổi, trụ sở Quân sự, Công an và Bảo hiểm xã hội huyện; xúc tiến các thủ tục thực hiện dự án Trung tâm - Thương mại - Dịch vụ Kiểm Lâm.

Công tác quản lý chất lượng, giám sát đầu tư được tập trung thực hiện đảm bảo quy định. Nhìn chung, các công trình được triển khai xây dựng theo đúng các quy trình, thủ tục, thi công cơ bản đảm bảo chất lượng và mỹ thuật, đúng theo thiết kế - dự toán được duyệt.

Công tác GPMB, TĐC được thực hiện tích cực. Đã tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắc, các kiến nghị, khiếu nại của nhân dân nhằm đảm bảo ổn định tư tưởng nhân dân và tiến độ thực hiện các dự án. Đã hoàn thành GPMB cầu Gò Nổi, đường dẫn cầu Bà Rén, khu dân cư và chợ Trà Kiệu; đồng thời, tiếp tục công tác GPMB- TĐC khu phố chợ Nam Phước và các dự án vùng Đông, tích cực chuẩn bị thực hiện GPMB dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

5. Công tác quản lý thu, chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 676 tỷ đồng, nếu loại trừ số thu kết dư, chuyển nguồn năm trước và tạm ứng ngân sách cấp trên là 245 tỷ đồng, thì số thu trong năm là 431 tỷ đồng, tăng 53,4% so với DT huyện giao và tăng 58% so với DT tỉnh giao. Trong đó thu phát sinh kinh tế 71 tỷ đồng, tăng 17,2% so với DT huyện giao. Nhìn chung, công tác thu ngân sách có chuyển biến tích cực, hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt so với dự toán giao.

Tổng chi ngân sách ước thực hiện 633 tỷ đồng, nếu loại trừ số chi chuyển nguồn, tạm ứng ngân sách là 175 tỷ đồng, thì số chi phát sinh trong năm là 458 tỷ đồng, tăng 79,1% so với DT tỉnh giao và tăng 73,5% so với DT huyện giao. Trong đó: chi đầu tư phát triển 103 tỷ đồng, nếu loại trừ số chi chuyển nguồn là 21,6 tỷ đồng thì số phát sinh trong năm là 82 tỷ đồng, tăng 284% so với DT huyện giao. Công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc, chế độ và tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo yêu cầu chi theo dự toán và tập trung cân đối bổ sung phục vụ các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh ngoài dự toán, như: vốn đối ứng các dự án kiên cố hóa trường lớp học, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các công trình Bia tưởng niệm AHLS xã Duy phú, NTLS xã Duy Châu, Diu Vinh; kinh phí phục vụ Đại hội hết nhiệm kỳ một số Hội, đoàn thể, kinh phí diễn tập, phòng chống dịch bệnh…

6.  Quản lý nhà nước trên lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường:

Quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường. Đã có kế hoạch tạm thời phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho xã, thị trấn để tổ chức thực hiện. Tiến hành trích đo địa chính, giải quyết các hồ sơ, thủ tục về đất đai cho các dự án đầu tư trên địa bàn và tập trung giải quyết hồ sơ đất đai cho công dân theo cơ chế một cửa, hạn chế hồ sơ trễ hẹn. Trong năm đã giải quyết 7.097 hồ sơ. Đồng thời, đã cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ở các xã Duy Trinh, Duy Thành, Duy Tân, Duy Hoà. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung giá đất năm 2012 và xây dựng giá đất năm 2013 trên địa bàn huyện.

Quản lý tài nguyên khoáng sản được chú trọng. Đã phối hợp các ngành chức năng của tỉnh khảo sát, điều tra trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng để bổ sung vào quy hoạch và tham mưu, đề xuất tỉnh xem xét, cấp phép cho một số DN khai thác cát, đất, đá trong vùng quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản. Công tác kiểm tra, xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường, hướng dẫn cam kết bảo vệ môi trường và tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về biến đổi khí hậu, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng. 

II. LĨNH VỰC VĂN HOÁ- XÃ HỘI:

- Công tác thông tin, tuyên truyền có nhiều cố gắng, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước vào cuộc sống, phục vụ tốt hoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử được chú trọng. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ” tiếp tục được đẩy mạnh; đã có 29.662/31.571 hộ được công nhận GĐVH, đạt tỷ lệ 93,9%; 34/94 thôn được công nhận thôn văn hoá, đạt tỷ lệ 36%, giảm 33 thôn so năm 2011 do năm nay áp dụng một số tiêu chí bắt buộc như: tỷ lệ hộ nghèo, án treo... nên nhiều thôn không đạt. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng có chuyển biến tích cực.

- Giáo dục- Đào tạo tiếp tục có chuyển biến tích cực. Công tác đầu tư xây dựng trường lớp, trang thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đúng mức. Chất lượng giáo dục được giữ vững, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các bậc học, thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đạt khá cao. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng, toàn huyện đã có 37/51 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 72,5% (trong đó  có 2 trường đạt chuẩn QG mức độ 2 là TH Số 3 Nam Phước và TH Số 2 Duy Sơn). Hội Khuyến học từ huyện đến cơ sở hoạt động có hiệu quả. Các Trung tâm giáo dục cộng đồng tiếp tục được củng cố và đi vào hoạt động có nề nếp. Chương trình mục tiêu gia quốc PCGD đúng độ tuổi được duy trì, phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi được triển khai thực hiện tích cực. Gắn cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động của ngành giáo dục tiếp tục được triển khai thực hiện, tạo được chuyển biến tích cực trong xây dựng đội ngũ nhà giáo.

- Công tác đền ơn đáp nghĩa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên; đã tËp trung và đề nghị giải quyết chính sách trên 2.420 hồ sơ; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sỹ. Triển khai thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, hç trî x©y dùng ®­îc 331 nhµ ë cho hé nghÌo, n©ng tæng sè hé nghÌo ®­îc hç trî x©y dùng nhµ ë lªn 2.046 nhµ. Trong ®ã có 1.878 nhµ hç trî tõ ch­¬ng tr×nh 167. TriÓn khai thùc hiÖn các ch­¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia gi¶m nghÌo-việc làm, x©y dùng kÕ ho¹ch gi¶m nghÌo- việc làm giai ®o¹n 2012-2015. Tỷ lệ hộ nghèo còn 15,8%, giảm 4 % so với năm 2011. Đã giải quyết việc làm cho trên 2.500 lao động; tæ chøc ®iÒu tra, kh¶o s¸t lao ®éng n«ng th«n cã nhu cÇu häc nghÒ phục vụ nhu cầu tuyÓn dông, ®µo t¹o nghÒ vµ gi¶i quyÕt viÖc lµm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36%, tăng 5% so với năm trước. Đã cÊp 22.983 thÎ BHYT cho ng­êi nghÌo, ®èi t­îng BTXH, ng­êi cao tuæi tõ ®ñ 80 tuæi trë lªn vµ vËn ®éng 22.148 ®èi t­îng thuéc hé cËn nghÌo mua BHYT. Triển khai thực hiện tốt Quyết định 49 và Thông tư liên tịch 29 về cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh và sinh viên. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được chú trọng.

- Công tác DS-KHHGĐ được triển khai thực hiện tốt. Các mô hình thôn, khối phố, tộc họ không sinh con thứ 3; mô hình nâng cao chất lượng dân số tiếp tục được nhân rộng. Tổng số người chấp nhận các biện pháp tránh thai đạt 110,03%;  tỷ suất sinh thô: 12,16‰, tăng 0,20‰ ; tỷ lệ sinh 3là 14,47 %, giảm 0,38% so cùng kỳ.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị ở Trung tâm y tế huyện và các Trạm Y tế cơ sở có chuyển biến tích cực. Đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn thành trạm Y tế xã Duy Hoà, triển khai xây dựng Trạm Y tế xã Duy Trung. Các chương trình y tế quốc gia thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng giảm 0,90% , về chiều cao giảm 1,5% so với năm 2011. Công tác khám chữa bệnh ở Trung tâm Y tế huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực; tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ thầy thuốc được chú trọng, góp phần giảm phiền hà cho người bệnh. Tuyến y tế cơ sở tiếp tục duy trì tốt hoạt động khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về tăng cường xây dựng tuyến y tế cơ sở, đề ra chủ trương tập trung chỉ đạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho ngành y tế những năm đến. 

 - Hoạt động nhân đạo, từ thiện được duy trì có hiệu quả, các hội Chữ thập đỏ, hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, hội Từ thiện... đã vận động được nhiều nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, người nghèo bị rủi ro hoạn nạn và xây dựng các công trình dân sinh. Tổng giá trị hoạt động trong năm  hơn 7 tỷ đồng cho trên  21 nghìn lượt người hưởng lợi.

- Việc qiải quyết cho vay và quản lý nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi cho các đối tượng xã hội thông qua NHCSXH được tổ chức thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích. Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện khá tốt việc thu quỹ BHXH, BHYT và chi trả kịp thời, đúng chính sách cho đối tượng thụ hưởng.

III. QUỐC PHÒNG, AN NINH, NỘI CHÍNH:

- Tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định. TTATXH (từ 01/12/2011 đến 15/11/2012) xảy ra 50 vụ phạm pháp hình sự, giảm 11 vụ so với năm 2011, làm chết 3 người, bị thương 13 người, tăng 2 người chết, 5 người bị thương. Nổi lên là 4 vụ mua bán trái phép chất ma túy và 2 vụ trọng án giết người. Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 9 vụ, chết 9 người, bị thương nặng 8 người, so với 2011 giảm 14 vụ, giảm 17 người chết và 3 người bị thương nặng; tai nạn giao thông đường sắt 1 vụ, 1 người chết, tăng 1 vụ, 1 người chết so với 2011. UBND huyện đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống tội phạm, đảm bảo TTXH, TTATGT và củng cố Tổ an ninh nhân dân. Qua đó, đã củng cố 812 tổ ANND, với 1507 cán bộ, góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và giữ gìn TTATXH, TTATGT. Đồng thời, lực lượng công an huyện, xã-TT đã có kế hoạch tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và các hoạt động nghiệp vụ. Nhờ đó, các loại tội phạm hình sự và tai nạn giao thông đã giảm đáng kể.

- Tổ chức thực hiện hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ chính trị trung tâm trên lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương; hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân 260/260. Duy trì nghiêm túc chế độ trực SSCĐ, tổ chức tốt diễn tập chiến đấu trị an ở các xã Duy Châu, Duy Tân, Duy Nghĩa, Duy Phước; điều chỉnh bổ sung kịp thời các kế hoạch khu vực phòng thủ huyện và hoàn thành công tác huấn luyện quân sự, chính trị cho lực lượng dân quân, tự vệ. Phúc tra, nắm chắc thực lực sẵn sàng động viên quân nhân dự bị và tiếp nhận 161 đ/c quân nhân xuất ngũ về địa phương đăng ký vào ngạch dự bị, sắp xếp vào đơn vị DBĐV. Phối hợp với thành phố Hội An và huyện Điện Bàn tổ chức tốt Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện NĐ 161/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển.

- Công tác tiếp dân được duy trì thường xuyên, trong năm cấp huyện đã tiếp 37 lượt người; các ý kiến, kiến nghị của công dân được tiếp nhận và giải quyết cơ bản, nội dung chủ yếu là lĩnh vực đất đai, thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, khai thác tài nguyên khoáng sản, vệ sinh môi trường, tranh chấp dân sự. Đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của 2 cấp huyện và xã là 68 đơn (KN: 65, TC: 3), tăng 30,8% (68/52) so với năm 2011. Trong đó, đơn thuộc thẩm quyền cấp huyện 53 đơn tăng 70% so cùng kỳ (53/31), đã giải quyết 43 đơn, còn 10 đơn đang thụ lý giải quyết theo Luật định. Đã tiến hành 9 cuộc thanh tra KT-XH, phát hiện sai phạm số tiền 372 trđ, đã thu hồi 313 trđ, đạt tỷ lệ 84%. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí luôn được chú trọng, nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện cơ bản hoàn thành kế hoạch đã đề ra, các văn bản luật mới ban hành được triển khai kịp thời cho đội ngũ báo cáo viên, cán bộ công chức và nhân dân. Công tác theo dõi, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính, hướng dẫn công tác hộ tịch ở cơ sở được tổ chức thực hiện tốt. Thi hành án dân sự đạt 90,97% số vụ việc có điều kiện thi hành.

IV. Trên lĩnh vực Xây dựng chính quyền, Cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở:

Công tác củng cố, kiện toàn bộ máy được chú trọng. Đã thực hiện tốt công tác quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ. Xem xét, bổ nhiệm lại 2 cấp trưởng, 8 cấp phó ngành; đề bạt bổ nhiệm mới 1 đồng chí cấp trưởng, 5 đồng chí cấp phó ngành và luân chuyển về xã 2 cán bộ cấp phó ngành để bầu vào chức danh Phó chủ tịch UBND xã theo đúng quy trình công tác cán bộ. Xem xét, hợp đồng 17 cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học hệ chính quy vào làm việc tại các phòng, ban, đoàn thể huyện và xét tuyển, đưa đi đào tạo 28 cán bộ dự nguồn ở xã, TT theo Đề án 500 của tỉnh.

Đã ban hành Chương trình cải cách hành chính từ nay đến năm 2020 và ban hành QĐ số 6690/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 thay thế cho QĐ 204/QĐ-UBND về quy trình tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở huyện và các xã, thị trấn. Đồng thời, tổ chức tốt công tác kiểm tra, chấn chỉnh những sai sót trong việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính, đã chỉ đạo xây dựng và đưa vào sử dụng thử nghiệm phần mềm giải quyết các thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai.

Tổ chức tốt hội nghị tổng kết thực hiện Pháp lệnh 34 của UBTV Quốc hội về quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường; tổng kết đánh giá công tác Dân vận chính quyền, xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa UBND với Ban dân vận trong công tác dân vận. Phối hợp với UBMTTQVN và các đoàn thể huyện tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp; chấn chỉnh kịp thời những bất cập trong việc phát huy quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện chương trình công tác, quy chế chi tiêu nội bộ và các hoạt động liên quan đến quyền và nghĩa vụ của CBCC, người lao động theo qui định của pháp luật.

V. Những khó khăn, hạn chế, yếu kém  trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội năm 2012:

1. Những khó khăn tác động đến quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội:

- Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài dẫn đến những biến động phức tạp của thị trường trong nước và quốc tế, cùng với diễn biến khó lường và ngày càng gay gắt của thời tiết đã tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Các DN trong lĩnh vực sản xuất CN-TTCN và xây dựng gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng nhanh, thị trường tiêu thụ thu hẹp; năng lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, nên rất chật vật khi đối mặt với những khó khăn về tài chính và thị trường; một số DN phải dừng sản xuất, nhất là trong ngành dệt vải. Các giải pháp hỗ trợ cho DN tháo gỡ khó khăn còn rất lúng túng.

2. Những hạn chế, yếu kém : 

- Việc chỉ đạo, tổ chức triển khai Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2012 ở một số địa phương thiếu quyết liệt và chu đáo. Một số chương trình kinh tế nông nghiệp như: dồn điền đổi thửa gắn với cải tạo đồng ruộng, kiên cố hoá kênh mương và giao thông nội đồng ở một số nơi tiến độ thực hiện rất chậm. Chỉ đạo, hướng dẫn, bố trí lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng chưa tích cực, đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là của người nông dân có xu hướng suy giảm, một số nơi để xảy ra mất mùa. Chi đầu tư cho SXNN từ ngân sách những năm qua có gia tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết, nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng SXNN. Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm chưa tích cực, thiếu kịp thời nên hiệu quả thấp. Quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng còn lỏng lẻo, ý thức của người dân tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng một số nơi chưa cao.

- Xúc tiến quy hoạch nhìn chung còn chậm, tham mưu đề xuất chưa sát quy định, quy trình. Tình trạng xây dựng, cơi nới trái phép, đổ vật liệu, phơi nông sản trên lòng, lề đường một số nơi vẫn còn diễn ra nhưng xử lý chậm và lúng túng. Chưa xây dựng được quy chế quản lý trật tự xây dựng gắn với bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, quản lý quy hoạch một cách hiệu quả. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai vẫn còn diễn ra ở một số nơi. Giải quyết khiếu kiện, tranh chấp, vướng mắc trong công tác đền bù- giải phóng mặt bằng một số trường hợp chưa hợp lý và sát đúng làm cho tiến độ một số dự án triển khai chậm. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để. Ô nhiễm môi trường một số nơi còn bức xúc, nhưng giải quyết chưa triệt để. Việc giải quyết một số hồ sơ đất đai còn chậm và để tồn đọng.

- Sức ép về vốn đầu tư phát triển, nhất là vốn xây dựng cơ bản rất lớn, nguồn vốn ngân sách huyện hạn chế nên đối ứng cho một số công trình chưa đảm bảo, gây lúng túng trong điều hành và hạn chế việc thu hút đầu tư, chất lượng thiết kế dự toán một số công trình chưa đạt yêu cầu cao nên phải điều chỉnh bổ sung, xử lý trong quá trình thi công nhiều lần…, làm cho tiến độ một số công trình còn chậm. Nhu cầu chi thường xuyên gia tăng mạnh, nhiều đơn vị vượt dự toán, nhưng chưa có nguồn xử lý. Một số đơn vị điều hành dự toán chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, thanh tra trên lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách thiếu thường xuyên.

- Một số nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hoá xã hội, giáo dục, y tế triển khai chậm; đề xuất, tham mưu triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thiếu kịp thời, còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm hoặc rất lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Triển khai chương trình phát triển dịch vụ du lịch, nhất là cải thiện dịch vụ du lịch ở Mỹ Sơn còn lúng túng và chậm chạp, chưa tạo được bước đột phá; công tác chỉ đạo, kiểm tra trên lĩnh vực này còn thiếu quyết liệt.

- Một số cơ sở trường lớp, trạm y tế xuống cấp nhưng chưa có nguồn đầu tư xây dựng, trang thiết bị còn thiếu. Tình trạng học sinh lệch chuẩn về đạo đức, như: vô lễ, gây gổ đánh nhau, bỏ học, đam mê trò chơi điện tử vẫn còn diễn ra. Đội ngũ y bác sỹ ở tuyến huyện và xã thị trấn còn thiếu, tình trạng quá tải bệnh ở tuyến huyện diễn ra thường xuyên; chất lượng khám bệnh và chữa bệnh có lúc chưa đạt yêu cầu. Chương trình giảm nghèo có nơi triển khai thiếu quyết liệt; dư nợ vốn vay chương trình giảm nghèo và các chương trình an sinh xã hội khá lớn, nợ xấu có biểu hiện tăng cao. Tỷ suất sinh thô còn cao và tình trạng mất cân đối giới tính có biểu hiện gia tăng.

- Công tác quốc phòng địa phương, an ninh trật tự có nơi triển khai thực hiện thiếu chu đáo. Công tác tuyển gọi công dân nhập ngũ gặp nhiều khó khăn, quản lý thực lực có nơi thực hiện chưa tốt; ý thức chấp hành Luật Nghĩa vụ Quân sự trong một bộ phận thanh niên và gia đình chưa nghiêm.  An ninh trật tự một số nơi có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Công tác tuyên truyền, vận động, nắm thực lực có nơi làm chưa chu đáo, lúng túng khi xử lý tình huống. Việc triển khai xây dựng, củng cố tổ An ninh nhân dân, triển khai chương trình ATGT, ANTT gắn với quản lý trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường có nơi triển khai rất chậm, còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế hoạt động ở một số địa phương, đơn vị chưa nghiêm; công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý thiếu thường xuyên. Công tác cải cách hành chính có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới, nên hồ sơ tồn đọng vẫn còn; chất lượng công việc chưa cao, có nơi làm còn mang tính hình thức chưa đúng quy trình, quy định, còn gây phiền hà cho nhân dân nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác CCHC và nơi tiếp dân còn thiếu, có nơi bức xúc. Công tác đào tạo, luân chuyển, đề bạt bố trí cán bộ chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ, cũng như đề án đã đề ra. Công tác điều hành, quản lý của một số Thủ trưởng cơ quan thiếu chặt chẽ, thiếu trọng tâm, còn nặng về sự vụ, nên một số nhiệm vụ chưa hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả thấp.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ,

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2013

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU:

1. Dự báo tình hình và mục tiêu tổng quát:

Năm 2013 được dự báo là năm khó khăn nhất của thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới đã và đang diễn ra. Bên cạnh đó, sự diễn biến hết sức gay gắt, phức tạp và khó lường của thời tiết, cùng những biến động phức tạp của thị trường trong nước sẽ tác động bất lợi đến quá trình phát triển KT-XH của cả nước nói chung, cũng như triển khai kế hoạch KT-XH của huyện ta nói riêng. Trong điều kiện như vậy, với một nền sản xuất nhìn chung còn yếu về vốn, công nghệ, thiếu lao động lành nghề, năng lực quản lý yếu và thị trường tiêu thụ hẹp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, thì nhiệm vụ đặt ra trong năm 2013- năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2010-2015 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX là hết sức nặng nề. Do vậy, việc xây dựng và triển khai kế hoạch KT-XH năm 2013 đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó và năng động, sáng tạo của các cấp, ngành, đoàn thể mặt trận và của toàn dân nhằm: Tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển Công nghiệp và Dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch. Triển khai đồng bộ các chương trình kinh tế nông nghịêp và xây dựng nông thôn mới, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới; tập trung sức triển khai quy hoạch xây dựng vùng của huyện, quy hoạch đô thị thị trấn Nam Phước, quy hoạch xã nông thôn mới và các quy hoạch chi tiết khác. Theo đó, năm 2013 sẽ là năm tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển dịch vụ du lịch với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhằm góp phần đắc lực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch Kinh tế - Xã hội 5 năm 2010 - 2015.

2. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu:

1.

Tốc độ giá trị tăng thêm                                        :

18%

 

- Bình quân giá trị tăng thêm/người                      :

25 trđ

2.

Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng                            :

23 %

3.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng                       :

17%

4.

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng       :

4,3 %

5.

Tốc độ tăng thu ngân sách                                     :

17 %

6.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng                          :

25%

7.

Tạo việc làm mới trên                                            :

2.500 người

8.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới                               :   

13%

9.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi              :

7,1 %

10.

Giảm tỷ suất sinh thô                                             :

0,22 ‰

11.

Hoàn thành chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ          :     

100%

II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI  PHÁP  CHỦ YẾU  NĂM 2013:

1. Về Kinh tế: 

1.1. Về sản xuất  CN-TTCN:

Khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết một số Cụm CN; tiếp tục huy động các nguồn vốn để         đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Cụm CN, nhất là giao thông và cấp thoát nước. Một mặt, tạo ra các điều kiện thuận lợi để các dự án đã và đang triển khai sớm đi vào hoạt động và ổn định sản xuất. Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp triển khai các dự án mới tại Cụm CN Tây An, cũng như tại vùng Đông và vùng Tây của huyện. Đồng thời, chú trọng việc khôi phục, phát triển một số ngành nghề, sản phẩm truyền thống có thế mạnh, như: ươm tơ dệt lụa, gốm sứ, mây tre mỹ nghệ gắn với phục vụ phát triển du lịch và xuất khẩu. Theo đó, cần chú trọng việc huy động nguồn để triển khai các dự án giao thông tại cụm CN Gò Mỹ (Duy Tân) và tại Duy Nghĩa để các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi; tiếp tục triển khai dự án giao thông và thúc đẩy dự án cấp nước tại Cụm CN Tây An. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, triển khai công nghệ mới, quảng bá thiêu thụ sản phẩm bằng các kế hoạch, đề án cụ thể.

 Tích cực phấn đấu để đưa giá trị sản xuất ngành CN-TTCN tăng trưởng ít nhất 23% trong năm 2013. 

1.2. Về sản xuất nông nghiệp:  

Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện trên cả 3 lĩnh vực: Nông - Lâm - Ngư nghiệp, gắn với đẩy mạnh chương trình xây dựng Nông thôn mới, vừa đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, vừa hướng đến sản xuất hàng hóa toàn diện và bền vững; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành 4,3%.

Thực hiện tốt quy hoạch sản xuất, gắn với “dồn điền đổi thửa”, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Có kế hoạch phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân liên kết triển khai khôi phục một số diện tích dâu tằm để phục vụ cho việc khôi phục nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa gắn với phát triển dịch vụ du lịch. Khảo sát, nghiên cứu quy hoạch phát triển cao su tiểu điền ở một số vùng phù hợp.

Tập trung chỉ đạo khôi phục, phát triển ngành chăn nuôi, nhất là thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi tập trung để làm hạt nhân cho chăn nuôi hộ gia đình; tiếp tục phát triển mô hình tổ hợp tác chăn nuôi gà có hiệu quả, mở rộng liên doanh, liên kết để phát triển chăn nuôi. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 23/CT-UBND ngày 07/7/2011 của UBND tỉnh, hoàn thành xây dựng 3 khu giết mổ tập trung theo quy hoạch. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tiêm phòng vắc xin và tiêu độc khử trùng xử lý môi trường; phấn đấu tăng tổng đàn và chất lượng đàn gia súc, gia cầm để nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi so với trồng trọt lên 34/66, xem chăn nuôi là ngành mũi nhọn, là hướng đột phá để đưa giá trị ngành nông nghiệp tăng lên.

Triển khai thực hiện chương trình nâng cao hiệu quả ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là hỗ trợ ngư dân tiếp cận tốt các nguồn vốn tín dụng để đầu tư nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác trên biển. Hướng dẫn xử lý môi trường, lịch thời vụ và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản.

Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; tích cực, chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác lâm sản trái phép.

Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên đầu tư cho công tác quy hoạch và ưu tiên đầu tư cho các xã điểm tập trung hoàn thành các tiêu chí theo đề án.

          1.3. Về thương mại - dịch vụ - du lịch:

Trọng tâm là triển khai quyết liệt hơn nữa Đề án phát triển Du lịch giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020 của huyện. Trong đó, tập trung sức cải thiện dịch vụ du lịch tại Mỹ Sơn, lưu ý xây dựng và triển khai Đề án sản phẩm du lịch có thương hiệu, Logo Mỹ Sơn, triển khai tốt một số dự án hạ tầng trong khu quy hoạch để phục vụ lễ hội “Hành trình di sản lần thứ 5- năm 2013” , cũng như phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển khách. Phối hợp, hỗ trợ triển khai dự án khu phức hợp Mỹ Sơn và thu hút một số doanh nghiệp triển khai các dự án du lịch tại Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu, khu du lịch sinh thái Duy Sơn và một số khu vực khác. Phối hợp, hỗ trợ một số doanh nghiệp và hộ sản xuất tạo những sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch. Triển khai tốt mô hình du lịch homestay tại Duy Phú  và nhân rộng tại Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu; triển khai một số hạng mục của khu quy hoạch lễ hội văn hoá- du lịch Lăng Bà Thu Bồn. Tích cực giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch, nâng cao chất lượng công tác quản lý du lịch trên địa bàn. Chú trọng việc sắp xếp ổn định các chợ vừa được nâng cấp, như: Trà Kiệu, chợ Cổng số 5, chợ Nồi Rang; tích cực triển khai công trình chợ trong khuôn khổ dự án Khu phố chợ Nam Phước. Đồng thời xây dựng một số dự án nâng cấp các chợ Kiểm Lâm, chợ Huyện, chợ Phú Đa và một số chợ khác theo quy hoạch nhằm tạo cơ hội tranh thủ vốn để từng bước triển khai từ 2013 trở đi.

1.4. Về quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng:

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng vùng của huyện và quán triệt, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động của Huyện uỷ về thực hiện NQTW4 (khóa XI) về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ”, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài để thực hiện mục tiêu xây dựng huyện công nghiệp. Tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực triển khai thực hiện các khu quy hoạch đã được phê duyệt như: Thị tứ Trà Kiệu, Bàn Thạch, Kiểm Lâm, trung tâm thị trấn Nam Phước, Đông Cầu Chìm; tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng khu phố chợ Nam Phước, trung tâm thương mại - dịch vụ thị tứ Kiểm Lâm, khu phức hợp Mỹ Sơn theo quy hoạch. Khẩn trương hoàn thành, thông qua quy hoạch xã Nông thôn mới ở các xã còn lại để đảm bảo triển khai tốt đề án khi được lựa chọn đưa vào danh mục.

Về đầu tư Xây dựng cơ bản, một mặt phải quyết liệt, khẩn trương chỉ đạo triển khai các dự án hạ tầng tại khu phố chợ Nam Phước, thị tứ Trà Kiệu, thị tứ Kiểm Lâm, cụm CN Tây An và khu du lịch sinh thái công đồng Trà Nhiêu theo phương thức lồng ghép vốn, trong đó, đặc biệt lưu ý xử lý phương án vốn từ nguồn quỹ đất tại chỗ để hoàn trả vốn sau đầu tư. Mặt khác, tích cực tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu, vốn ngân sách cấp trên và vốn hỗ trợ khác để tiếp tục thanh toán nợ một số công trình đã hoàn thành và triển khai một số công trình mới rất cấp thiết, nhất là đối với một số trường học và trạm y tế đã xuống cấp nghiêm trọng. Kiên quyết không triển khai dàn trải để đảm bảo thực hiện tốt Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và tập trung xử lý nợ XDCB. Các công trình, hạng mục công trình mới chưa cân đối được ít nhất 50% vốn thì không khởi công. Tiếp tục đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hóa GTNT, kiên cố hoá kênh mương và giao thông nội đồng.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai tốt các công trình của tỉnh quản lý trên địa bàn như Hồ Thạch Bàn, các công trình trong dự án vùng Đông , kè đê biển Duy Vinh, dự án đường cao tốc, dự án nâng cấp lưới điện và một số dự án khác.

1.5. Công tác tài chính- Tín dụng:

Tăng cường các biện pháp thúc đẩy công tác thu NSNN, thực hiện công bằng xã hội về nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, kiên quyết chống thất thu; đồng thời có cơ chế nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sản xuất phát triển. Phấn đấu tăng thu phát sinh kinh tế trên địa bàn 17%. Trong đó lưu ý tổ chức thực hiện tốt thu cấp quyền SDĐ nhằm tạo nguồn thanh toán khối lượng các công trình đã hoàn thành và tạo vốn đối ứng cho một số công trình mới. Thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành chi ngân sách theo Luật định, đảm bảo các nhu cầu chi thiết yếu và tăng chi đầu tư phát triển; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản công, chi tiêu ngân sách nhà nước, góp phần giảm bội chi.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và các nhà tài trợ để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng nguồn vốn cho vay ưu đãi giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế và tín dụng học sinh, sinh viên. Đi đôi với tăng cường công tác phối hợp kiểm tra vay vốn ưu đãi và việc sử dụng kinh phí các chương trình an sinh xã hội.

1.6. Quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường:

Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải quyết tốt các hồ sơ thủ tục liên quan đến đất đai, nhất là tại các khu quy hoạch vùng Đông và các dự án lớn khác; hạn chế mức thấp nhất hồ sơ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ thủ tục về đất cho công dân.

Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ lấn chiếm đất, tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai, đồng thời tiến hành kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất của các doanh nghiệp, hộ gia đình đã được giao đất, cho thuê đất và có biện pháp xử lý những đối tượng sử dụng đất không đúng mục đích. Xây dựng và triển khai thí điểm Đề án dịch vụ công về xây dựng, xử lý hồ sơ đất đai nhằm tạo thuận lợi cho người dân.

Thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên, môi trường. Kiểm tra xử lý triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Xây dựng, triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động thực hiện NQ02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Tiến hành khảo sát, kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường; xây dựng đề án thu gom và xử lý rác thải ở các cụm dân cư trên địa bàn huyện trình HĐND thông qua để thực hiện trong năm 2013.

Tiếp tục xúc tiến các dự án về nước sạch, xử lý nước thải ở một số khu dân cư, cụm CN để tìm nguồn đầu tư, từng bước giải quyết bức xúc về nước sinh hoạt và môi trường trên địa bàn.

Có kế hoạch cụ thể để giải quyết rừng Dự án 661 và Jibic đã trồng đến thời kỳ khai thác một cách hợp lý, đồng thời tích cực làm việc với huyện Quế Sơn, huyện Nông Sơn giải quyết tình trạng xâm canh, xâm cư, chặt phá rừng trái phép.

2. Về văn hoá- xã hội:

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Đầu tư xây dựng và nâng cấp một số trường, lớp học theo Đề án kiên cố hoá của Chính phủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Đẩy nhanh tiến độ PCGD mẫu giáo 5 tuổi; nâng cao chất lượng, hiệu quả PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS.

Triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề nông thôn và nghề phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển CN-TTCN và dịch vụ trên địa bàn. Tập trung phát triển các loại hình đào tạo nghề tại Trung tâm GDTX- HN huyện, kể cả đào tạo tại các cơ sở sản xuất hoặc gửi đi đào tạo ở các Trung tâm trong và ngoài tỉnh, phối hợp hỗ trợ triển khai tốt việc xây dựng Trung tâm Đào tạo nghề Duy Xuyên tại xã Duy Phước.

          Thực hiện tốt chính sách với người có công và các chính sách an sinh xã hội, công tác trợ cấp xã hội cho người nghèo, các đối tượng già yếu, neo đơn, tàn tật... Tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng chính sách, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo theo kế hoạch. 

Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn đầu tư các trạm y tế đang xuống cấp, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất của các trạm y tế các xã, thị trấn. Đồng thời, có kế hoạch đầu tư giảm tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện.  Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 7,1%. Thực  hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Quản lý tốt hoạt động của hành nghề y, dược tư nhân. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn về DS - KHHGĐ, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh thô 0,22‰/, giảm tỷ lệ sinh 3+ ít nhất 2%.

Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nâng cao chất lượng xây dựng thôn văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa. Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng. Làm tốt công tác bảo tồn, bảo tàng, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị các di tích văn hóa, lịch sử, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá và thực hiện Đề án phát triển du lịch, tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách tham quan.

3. Quốc phòng- an ninh, xây dựng chính quyền:

Tập trung giữ vững ổn định về ANCT và TTATXH, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra điểm nóng, không để xảy ra trọng án. Đẩy mạnh phong trào toàn dân BVANTQ nhằm nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm; kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm hẳn cả về số vụ, số người chết và bị thương.

Phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương, chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng vũ trang, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trong LLVT, phong trào toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận ANND. Làm tốt công tác quản lý thực lực, hoàn thành 100% chỉ tiêu NVQS ở huyện và các xã, TT.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường quản lý nhà nước về hộ tịch, chứng thực và hoà giải ở cơ sở. Thi hành án dân sự đạt 100% về việc và trên 90% về giá trị đối với án có điều kiện thi hành.

Thực hiện tốt công tác thanh tra, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác. Duy trì thường xuyên công tác tiếp dân. Thụ lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế đơn tồn đọng, đơn vượt cấp.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vững mạnh về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt công tác quản lý, đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhất là đẩy mạnh thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ chủ chốt nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, cũng như đào tạo cán bộ lâu dài của huyện. Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở huyện và các xã, TT. Trong đó lưu ý xây dựng và triển khai Chương trình CCHC năm 2013 quyết liệt hơn, tăng cường công tác kiểm tra nhất là kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng trong công tác này, đồng thời khẩn trương tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ chủ chốt và cán bộ chuyên môn nhất là cán bộ xã và thị trấn, có giải pháp hỗ trợ để tăng cường cơ sở vật chất nơi làm việc ở xã, thị trấn nhất là bộ phận phục vụ cho CCHC. Thực hiện nghiêm túc các quy định về văn hoá, văn minh công sở và các chuẩn mực đạo đức trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập trung thực hiện tốt công tác Dân vận chính quyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Những nhiệm vụ đặt ra trong năm 2013 rất nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện phải nỗ lực vượt bậc để vượt qua khó khăn, thách thức và ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra./.

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18658879
Hôm nay
Hôm qua
1846
3422