A+ A A-

Tác hại của túi nilon

      Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH TÁC HẠI CỦA TÚI NILON 

       Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ. Như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Đáng chú ý là việc sử dụng túi nilon này tăng theo từng năm. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.

      Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.

        Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

       Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

        Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch.

        Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể. Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, chứa các kim loại như chì, cadimi, nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

         Nguy hiểm hơn, Các loại bao bì nhựa dẻo chủ yếu làm từ các hóa chất cao phân tử PVC. Để đúc khuôn tạo dáng cho các bao bì này người ta phải thêm chất hóa dẻo là các hóa chất có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalat”. Tác hại của các dẫn chất phtalat vào trong cơ thể gây hại nhiều mặt nhưng hại lớn nhất là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết, nó được xem là chất làm rối loạn hormon giới tính nói chung. Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dễ dậy thì sớm trước tuổi.

        Vì vậy, trước tác hại tiềm ẩn của túi nilon với sức khỏe và môi trường, việc cảnh giác, phát hiện và không sử dụng các loại sản phẩm chứa dẫn chất phtalat hiện nay là rất cần thiết.

         Trước hết hạn chế tối đa việc sử dụng túi nolon bằng cách dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựađể bảo vệ môi trường.

       Để bảo vệ sức khỏe tránh để các hóa chất trên bao bì nhựa dính vào thức ăn dưới mọi hình thức thì không dùng bao bì nhựa đựng thức ăn, không nên đựng thức ăn quá nóng bằng bao bì nhựa hoặc để thức ăn trong lò vi ba các tô chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng thủy tinh, sứ.

       Vậy để hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, mọi người hãy bắt đầu bằng việc ít sử dụng túi nilon trong gói đựng thực phẩm, dụng cụ; từ chối nhận thêm bao nilon từ người bán hàng, sử dụng giỏ đi chợ hằng ngày, phân loại, thu gom túi ni lon để dùng lại khi cần thiết.

Lê Thị Thảo Nguyên

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

22105932
Hôm nay
Hôm qua
11206
12540