A+ A A-

Duy Xuyên chủ động phòng tránh thiên tai năm 2021

          Năm 2020, thiên tai bão, lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn huyện Duy Xuyên. Cụ thể: có 13 người chết, 37 người bị thương; 4 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 973 nhà bị tốc mái;314 phòng học bị tốc mái, hư hỏng; 27 công trình văn hóa bị thiệt hại; 34 ha lúa, 448 ha hoa màu bị ngã đổ, ngập úng, hư hại;  6.005 chậu hoa, cây cảnh bị thiệt hại;  37 ha cây trồng lâu năm, 523 ha cây trồng hàng năm, 194 ha cây ăn quả, 2.297 ha rừng, 1.550 cây xanh bóng mát bị ngã đổ; 270 tấn lương thực bị ẩm ướt và hư hỏng;  39 ha đất sản xuất bị xỏi lở, vùi lấp; thiệt hại 32 con gia súc; 23.725 con gia cầm; sạt lở 1.230 m kè, 7.752 m3 kênh mương, đường giao thông 12.052 m3 đất bị sạt lở, vùi lấp, hư hỏng; 27,5 ha ao nuôi tôm bị thiệt hại; 12 phương tiện khai thác thủy, hải sản (dưới 20 CV) bị chìm, hư hỏng; 95 cột điện bị đỗ, gãy; 5.575 m dây điện bị đứt.Ước tính tổng thiệt hại do bão lũ năm 2020 gây ra trên toàn huyện khoảng 536 tỷ đồng.

           Ban Chỉ huy Phòng tránh thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn  huyện năm 2021,  ENSO ở trạng thái trung tính từ nay đến tháng 8/2021, sau đó tiếp tục duy trì trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha lạnh cho đến cuối năm 2021. Từ 16/6 đến tháng 11: Có khả năng xuất hiện từ 10 - 12 xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, khả năng có từ 1 - 2 cơn ảnh hưởng đến các địa phương Quảng Nam từ tháng 9 đến tháng 11.  Từ cuối tháng 9 đến tháng 11 không khí lạnh bắt đầu hoạt động, sau tăng dần về cường độ và số đợt, tập trung vào tháng 10 và 11, các tháng này có từ 2 đến 3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới các địa phương trong tỉnh.

           Tháng 10-11/2021 dòng chảy có khả năng có biến động mạnh và xuất hiện từ 2-4 đợt lũ. Đỉnh lũ lớn nhất có khả năng ở mức báo động 2đến trên báo động 3 thấp hơn năm 2020 và cao hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm.

         Ban Chỉ huy Phòng tránh Thiên tai- Tìm kiếm Cứu nạn huyện đề ra nhiệm trọng tâm trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2021. Đó là,kKhi có thông tin bão, ATNĐ xuất hiện ở biển Đông, nhất là đối với các cơn bão gần bờ và bão khẩn cấp có xu thế ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Nam, Thủ trưởng các ngành, đơn vị, UBND và Phòng tránh Thiên tai- Tìm kiếm Cứu nạn các cấp triển khai một số biện pháp ứng phó chủ yếu sau:

          Thường trực Ban Chỉ huy Phòng tránh Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn huyện thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng cấp trên về diễn biến của bão và áp thấp nhiệt đới để thông tin rộng rãi đến các ngành, các địa phương và nhân dân trong huyện, đồng thời truyền đạt kịp thời các nội dung chỉ đạo của UBND và Ban Chỉ huy Phòng tránh Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh, huyện về công tác ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới đến các ngành, địa phương và nhân dân.  Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; tổ chức và hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền tránh trú bão; kiểm điếm tàu thuyền đã vào bờ; phối hợp với cơ quan Biên phòng trong khu vực và liên hệ với gia đình chủ phương tiện tàu thuyền đang ở ngoài khơi để tìm cách liên lạc và hướng dẫn tìm nơi trú ẩn an toàn.  Trên đất liền, rà soát các khu dân cư, nhất là khu vực ven biển, ven sông, suối, vùng có nguy cơ xói lở để triển khai công tác sơ tán nhân dân đến nơi an toàn khi dự báo bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn huyện hoặc khu vực lân cận. Bố trí lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn trực chiến sẵn sàng ứng cứu ở địa phương.  Đôn đốc, hướng dẫn chằng chống nhà cửa ở các cơ quan, trường học, bệnh viện, trạm xá, kho tàng  và trong nhân dân để đề phòng tốc mái do gió bão. Vận động nhân dân có nhà không an toàn di dời đến nhà kiên cố và các công trình kiên cố đảm bảo an toàn trong cùng khu vực dân cư để tránh trú bão.  Ngành điện và trung tâm viễn thông bố trí lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời các sự cố về điện và thông tin liên lạc. Tùy tình hình, các địa phương và nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học nhằm tránh nguy hiểm đến tính mạng của giáo viên và học sinh.

          Khi dự báo xuất hiện lũ, lụt, đặc biệt đối với lũ được dự báo xấp xỉ hoặc cao hơn báo động 2, Thủ trưởng các ngành, đơn vị, UBND và Ban Chỉ huy Phòng tránh Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp triển khai ngay các biện pháp ứng phó chủ yếu sau:

          Thường trực Ban Chỉ huy Phòng tránh Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn huyện thường xuyên cập nhật tình hình mưa lũ, diễn biến mực nước trên các sông trong khu vực để thông tin đến các ngành, các địa phương và nhân dân chủ động phòng tránh; đồng thời, truyền đạt các nội dung chỉ đạo của UBND và Ban Chỉ huy Phòng tránh Thiên tai- Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh, huyện đến các ngành, địa phương để tổ chức thực hiện.  Bố trí lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ kịp thời và tổ chức sơ tán nhân dân ở những vùng ven sông, vùng có nguy cơ sạt lở đất, đá, vùng trũng thấp đến nơi an toàn. Vận động các hộ dân cư có nhà trũng thấp, nhà tạm di dời đến nhà kiên cố trong các khu dân cư và các công trình kiên cố để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân.  Rà soát, kiểm tra tình hình dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống để kịp thời hỗ trợ cho nhân dân sơ tán và nhân dân ở những khu vực bị cô lập, bị chia cắt do lũ lụt. Canh gác, lập biển báo, chốt chặn các tuyến giao thông bị ngập sâu, chảy xiết, nhất là các khu vực thượng lưu và hạ lưu của hệ thống cống trên tuyến đường cao tốc tại các xã Duy Trinh, Duy Sơn và Duy Trung. Tuyệt đối không cho người và phương tiện đi lại trong các khu vực này khi có lũ lụt. Vận động nhân dân hạn chế và không đi lại trong các ngày lũ lụt và nhất là đi vớt củi, bắt dế và đi lại không cần thiết. Chủ động cho học sinh nghỉ học đối với các vùng nguy hiểm và phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý việc đi lại của con em mình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ, nhất là đội xung kích của các xã, thị trấn và thôn, khối phố phải duy trì thường xuyên trực 24/24 giờ để thực hiện cứu nạn, cứu hộ kịp thời.  Chỉ đạo khẩn trương thu hoạch sản phẩm nông nghiệp còn ở ngoài đồng theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thất thoát do lũ lụt.  Hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền an toàn, tránh va đập và trôi làm hư hỏng, mất mát tài sản; tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền khi gió lớn, bão, lụt xảy ra.

Hoàng Thơ

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18665653
Hôm nay
Hôm qua
3335
2944